Sơn La: Rắn vào nhà, nghe lời gia chủ
(17:08:26 PM 19/06/2012)Lo lắng vì "rắn đến nhà hóa quái"
Tin đồn bắt đầu xuất hiện tại nhà vợ chồng anh Đinh Văn Hùng và Phạm Thị Lý ở xã Tông Lệnh, Thuận Châu, Sơn La với không ít câu chuyện mang hình bóng liêu trai chí dị. Rằng, "rắn thần" là hiện thân của một vị thánh trên trời được sai xuống trần gian để trừ gian diệt ác, cứu nhân độ thế và ban bình an, phát đạt cho những ai thành kính "ngài". Men theo quốc lộ 6 chúng tôi đến ngã ba Chiềng Pấc để hỏi thăm đường vào nhà anh Hùng, người bán thịt lợn đầu bản đã nhanh miệng bảo: "Vào đấy xem "bà rắn" à? Nhớ mua hương hoa vào mà thắp, "bà rắn" thiêng lắm đấy, cầu được ước thấy!". Khi vào nhà anh Hùng, chúng tôi gặp một vài người đang đến xem "rắn thần". Họ đều cho biết, đã gặp "bà rắn" nhiều lần và liên tục đến để khấn vái xin "bà" phù hộ. Theo lời anh Hùng, lần đầu tiên "rắn thần" xuất hiện vào năm 2010 tại sân nhà. Mọi người hoảng hốt đi tìm gậy đánh đuổi theo nhưng khi chạy ra thì "rắn thần" đã biến mất. Gia đình anh Hùng cũng không khỏi lo lắng vì quan niệm "rắn đến nhà hóa quái". Chị Lý - vợ anh Hùng cho hay: "Vì nhiều người kéo đến xem nên vợ chồng tôi bàn nhau thả rắn đi. Lần một thả rắn cách xa hàng cây số, nhưng mấy hôm sau lại thấy rắn về. Lần hai thả xa hơn nhưng rắn vẫn về được. Lần ba thả thả cách xa nhà 7km nhưng rắn vẫn mò được về nhà". Thấy sự lạ, vợ chồng anh Hùng mới xây một cái miếu cạnh nhà cho rắn ở. Không ngờ, tin đồn lan xa nên hàng nghìn người kéo đến xem rắn. Chị Lý bức xúc: "Có ngày hơn 3 nghìn người đến xem, họ đạp cổng trèo tường vào thắp hương xem rắn". Đánh rắn bị quả báo! Một trong những lý do để người dân địa phương tôn thờ rắn thành "thần" là câu chuyện lạ từ những người chẳng may xúc phạm đến rắn. Theo chị Lý, hôm rắn về có 6 người cầm gậy ra đánh đuổi rắn đi. Trong đó, có một người sau khi đánh rắn đã về uống thuốc độc tự tử mà không hiểu lý do tại sao. Còn bà T. hàng xóm của chị Lý lấy gậy đè vào lưng rắn, về nhà bỗng dưng bị đau lưng. Bà T. đi viện khám nhưng bác sĩ không tìm ra bệnh. Bà nghĩ mãi mới nhớ mình đã xúc phạm tới "thánh" nên bị quả báo. Bà T. đành mua hương hoa, lễ lạt đến miếu "rắn thần" để xin lỗi "ngài", khi về đến nhà dù không thuốc thang bấm huyệt mà bệnh tự khỏi. Từ ngày tin đồn "rắn thần" lan xa, không ít thầy cúng đã tìm đến nhà chị Lý để tìm cách "nói chuyện" với rắn. Anh Hùng cho biết: "Tôi không tuyên truyền mê tín nhưng quả thật, khi nào thầy cúng gõ mõ, rung chuông thì rắn lại gật gù đầu như nghe kinh vậy". Rắn nghe lời chủ Theo quan sát của chúng tôi, miếu thờ "rắn thần" được anh Hùng và chị Lý xây bên cạnh góc ao, miếu được thiết kế khá cầu kỳ. Bên trong có hai tầng thông nhau. Phía tầng dưới có chứa nước để cho rắn ngâm mình. Bên ngoài được ốp đá màu đỏ thẫm, bên cạnh đó là bát hương và đồ cúng tế. Từ ngày có "rắn thần", nhà chị Lý xuất hiện nhiều vị khách lạ, có người đến xem, có người sì sụp khấn vái, thậm chí có người đến gạ mua về ngâm rượu. Chị Lý cho hay: "Ban đầu tôi chỉ nói đùa nhưng về sau thấy rắn nghe lời mình nên cũng không thả đi nữa. Có điều lạ là chỉ người nào có thiện chí đến xem thì rắn mới ra. "Bà rắn" rất hiền, chưa bao giờ cắn ai, tôi bắt thoải mái mà rắn cũng không có biểu hiện gì". Chị Lý khẳng định: "Rắn thần" trong miếu là rắn ngoài tự nhiên chứ không do gia đình bắt về hay huấn luyện để lừa bịp người khác. Hơn nữa, gia đình cũng đang rất bất ổn khi có nhiều người lạ đến xem rắn bất kể đêm ngày". Để làm sáng tỏ vấn đề, chúng tôi đến tìm gặp ông Lường Văn Biên, Trưởng Công an xã Tông Lệnh. Ông Biên khẳng định: "Từ ngày có thông tin "rắn thần" xuất hiện tại nhà anh Hùng, chị Lý có nhiều người đến xem nên chúng tôi phải thường xuyên đến kiểm tra, giữ gìn an ninh trật tự và luôn cảnh giác với những hiện tượng mang tính mê tín dị đoan".
Mãi đến ngày 13/3/2012 (âm lịch), rắn mới trở về lần 2. Lần này, rắn bò lên nằm giữa đường đi, vợ chồng anh Hùng sợ quá mới thắp 3 nén hương khấn vái rồi bảo: "Thưa ngài, ngài muốn ngự ở nhà con thì ngài vào trong nhà mà nằm, chứ ở đây phải đòn chợ thì oan lắm". Tức thì rắn bò vào nhà cuộn tròn nằm một chỗ. Nhà anh Hùng có mấy con chó dữ nhưng hôm đó trở nên hiền lành, gặp rắn thì nằm xuống phủ phục.
Chị Lý còn bảo: "Ngài" rắn biết nghe lời chủ đấy, hôm công an địa phương đến xem xét tình hình, rắn không chịu ra, tôi phải thắp hương mời "ngài" thì "ngài" mới ra tạo dáng trước đám đông".
Từ ngày có tin đồn "rắn thần" xuất hiện ở nhà Lý - Hùng kéo theo nhiều người tò mò đến xem. Chính quyền địa phương đã xuống hiện trường lập biên bản và khẳng định là rắn thường nên tình hình cũng đã lắng xuống. Chúng tôi cũng kết hợp tuyên truyền chống mê tín dị đoan trên đài truyền thanh xã để bà con hiểu rõ vấn đề cũng như không tụ tập đông người, cúng bái lễ lạt gây mất trật tự an ninh trên địa bàn".
Ông Hoàng Văn Hà (Chủ tịch UBND xã Tông Lệnh)
"Hổ mang chúa là một trong những loài cực độc, tuy nhiên loài rắn này rất thông minh, nhạy cảm và có hệ thần kinh nhận biết thái độ ứng xử của con người. Trong trường hợp này, chủ nhà đối xử tốt với rắn nên rắn quen âm thanh của con người nên có thể nghe lời. Đó là lý do mà người ta có thể huấn luyện rắn. Tuy nhiên, không nên thấy rắn hiền mà chủ quan vì chúng có thể gây nguy hiểm khi phản ứng qua lọc độc".
GS.TS Đặng Huy Huỳnh (Chủ tịch Hội Động vật học Việt Nam)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.