»

Thứ tư, 30/10/2024, 16:19:30 PM (GMT+7)

Quần thể 200 cây chè Shan tuyết cổ thụ tại bản Bẹ, xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(10:49:06 AM 23/12/2019)
(Tin Môi Trường) - Quần thể 200 cây chè Shan tuyết hàng trăm năm tuổi thuộc địa phận bản Bẹ, xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam trao Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam.

Lễ đón nhận Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đã được lãnh đạo huyện Bắc Yên, xã Tà Xùa và đông đảo bà con nhân dân long trọng tổ chức vào ngày 21/12/2019. Tới dự Lễ và chung vui với bà con địa phương, có Bà Cầm Thị Phong, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La, các vị trong Ban Thường vụ huyện ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, lãnh đạo Ủy ban nhân dân, lãnh đạo các cơ quan, ban ngành, đoàn thể huyện Bắc Yên, xã Tà Xùa, bản Bẹ cùng nhiều bậc cao niên, nhiều doanh nhân và nhân dân trong xã. Đông đảo các nhà báo, phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí của tỉnh và huyện cũng tới dự và đưa tin về sự kiện này. 

 

Đoàn đại biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên & Môi trường Việt Nam do Giáo sư, TSKH, Anh hùng Đa dạng sinh học Asean Đặng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch Hội, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam làm Trưởng đoàn, đã trao Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho chính quyền địa phương và phát biểu ý kiến.
 
Quần[-]thể[-]200[-]cây[-]chè[-]Shan[-]tuyết[-]cổ[-]thụ[-]tại[-]bản[-]Bẹ,[-]xã[-]Tà[-]Xùa,[-]huyện[-]Bắc[-]Yên,[-]tỉnh[-]Sơn[-]La[-]được[-]vinh[-]danh[-]Cây[-]Di[-]sản[-]Việt[-]Nam
GS TSKH Đặng Huy Huỳnh , Phó Chủ tịch Hội, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam  trao Bằng Công nhân Cây Di sản Việt Nam 
 
Trong diễn văn khai mạc, ông Mùa A Chinh, Phó bí thư đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tà Xùa đã giới thiệu quá trình gây trồng và phát triển của Quần thể chè Shan tuyết xã Tà Xùa. Đây là quần thể chè Shan cổ thụ mọc tự nhiên tại địa bàn bản Bẹ, xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La với nhiều cây chè cổ thụ có từ trên 100 đến gần 300 năm tuổi, chiều cao cây trên 5m và đường kính trên 28cm. Cây chè sinh trưởng ở độ cao trên 1.200m so với mực nước biển, thuộc dãy Hoàng Liên Sơn trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi, ít có sự tác động của con người, thời tiết quanh năm có sương mù tạo ra sản phẩm chè Shan tuyết chất lượng cao.
 
Trong những năm gần đây, để phát triển, mở rộng diện tích chè và hỗ trợ tác động kỹ thuật vào sản xuất chè, đã tổ chức tập huấn tự nguyện cho nhân dân, đến nay diện tích chè bản Bẹ đã có trên 40ha, đặc biệt đã làm thay đổi nhận thức của người dân sản xuất chè, đã biết chăm sóc, quý trọng cây chè, coi cây chè là tài sản quý giá của gia đình, có một số hộ đã thu nhập trên 300 triệu đồng/năm từ cây chè. Đặc biệt, tại đây có những cây chè cổ thụ cho sản phẩm chè có giá trị kinh tế cao, có thời điểm chè thương phẩm được bán ra thị trường trên 2,5 triệu đồng/kg chè khô.
 
Trải qua hàng trăm năm, cây chè đã đi vào đời sống tâm linh, phong tục tập quán, phong tục sản xuất của cộng đồng người Mông nơi đây. Quần thể chè bản Bẹ nằm trên các sườn núi, xen kẽ các khu dân cư tạo nên cảnh quan thiên nhiện độc đáo, tuyệt đẹp, là cơ sở hình thành, phát triển khu du lịch sinh thái mà trung tâm là Quần thể Chè Shan tuyết cổ thụ.  
 
Đảng ủy và Chính quyền xã Tà Xùa cũng đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển cây chè Shan tuyết, bao gồm: (1) Tiếp tục bảo tồn Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ xã Tà Xùa, địa danh đã có thương hiệu nổi tiếng từ lâu với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, thuân lợi mà ít nơi có được; (2) Quy hoạch khu vực trồng chè Shan tuyết, kết hợp với phát triển du lịch sinh thái, văn hóa, nhất là văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc Mông. Nâng cấp hệ thống hạ tầng cơ sở giao thông; (3) Tiếp tục hỗ trợ cho nhân dân phát triển trồng mới diện tích chè, tăng cường tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật thu hái, chăm sóc chè cho nhân dân; (4) Chính quyền, các Ban, Ngành, Đoàn thể xã và người dân Tà Xùa cùng nhau tham gia quản lý, bảo vệ và bảo tồn cây Chè cổ thụ bản Bẹ, nói riêng và xã Tà Xùa, nói chung; (5) Tổ chức tuyên truyền, giới thiệu về giá trị cây chè Shan tuyết, kết hợp với giá trị văn hóa nhân văn của đồng bào dân tộc Mông.
 
Giáo sư, TSKH Đặng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên & Môi trường Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam, sau khi trao Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho chính quyền địa phương đã phát biểu ý kiến, điểm qua quá trình hình thành, phát triển và nhấn mạnh tầm quan trọng của sự kiện tôn vinh Cây di sản Việt Nam, khẳng định Quần thể 200 cây chè Shan tuyết hàng trăm năm tuổi của bản Bẹ, xã Tà Xùa đáp ứng đầy đủ các tiêu chí Cây Di sản Việt Nam, nhấn mạnh ý nghĩa bảo tồn nguồn gen quý hiếm của quần thể chè Shan, khả năng phát triển bền vững kinh tế, du lịch của địa phường và đề nghị chính quyền các cấp tỉnh và huyện quan tâm giúp đỡ nhân dân xã Tà Xùa tôn tạo, xây dựng hệ thống giao thông thuận lợi nhằm đẩy nhanh phát triển kinh tế, du lịch tại địa phương.
 
Giáo sư cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của cộng đồng dân cư và các doanh nghiệp trong việc bảo tồn, phát triển Quần thể chè Shan tuyết quý hiếm tại Tà Xùa, trong đó phải kể đến sự đóng góp của ông Phạm Vũ Khánh, Giám đốc Công ty TNHH Trà Đặc sản Tây Bắc, đã kết nối Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam với địa phương phát hiện ra Quần thể Chè Shan tuyết quý hiếm tại Tà Xùa và là người tài trợ duy nhất cho Lễ vinh danh,
 
Trong lời phát biểu của mình, ông Nguyễn Đức Thịnh, Phó chủ tịch Thường trực UBND huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La đã cảm ơn và mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam và các cấp, các ngành tỉnh Sơn La để phát huy tốt nhất giá trị của Quần thể Cây chè Shan cổ thụ tại xã Tà Xùa, đồng thời đề nghị các cơ quan, đơn vị và Ủy ban nhân dân xã Tà Xùa tập trung thực hiện tốt một số nội dung:
 
(1)  Cần tập trung xây dựng phương án quy hoạch tổng thể phát triển bền vững kinh tế xã Tà Xùa, trong đó có sự tham gia của các nhà quản lý, các nhà khoa học, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư. Thực hiện đề án bảo vệ và phát triển vùng chè Shan tuyết Tà Xùa. Các cấp chính quyền, các đoàn thể địa phương cần có phương án bảo vệ và khai thác một cách khoa học để không ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây cũng như nâng cao đời sống của người dân địa phương;
 
(2)  Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái kết hợp với du lịch khám phá các sản phẩm du lịch tại địa phương lấy trung tâm là Quần thể cây chè Shan tuyết cổ thụ Tà Xùa. Tổ chức tuyên truyền trong cộng đồng dân cư và hướng dẫn khách du lịch cùng tham gia chăm sóc và bảo vệ Quần thể chè Shan tuyết;
 
(3)  Tiếp tục xây dựng Dự án trồng, phát triển cây chè Shan tuyết trên toàn bộ các bản tại xã Tà Xà, sản xuất cây con cùng các biện pháp kỹ thuật gieo ươm, gây trồng;
 
(4)  Trân trọng đề nghị trong thời gian tới huyện Bắc Yên tiếp tục nhận được sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cơ quan chức năng, đặc biệt của Hội bảo vệ Thiện nhiên và Môi trường Việt Nam trong việc bảo tồn Quần thể Chè Shan tuyết tại xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên.
T.S Phạm Đức Thi (Hội BVTN&MT Việt Nam)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Quần thể 200 cây chè Shan tuyết cổ thụ tại bản Bẹ, xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI