Phát hiện cơ chế giúp "mèo bay xuống đất" như làm xiếc
(11:17:26 AM 01/06/2014)Từ lâu, con người đã luôn ngưỡng mộ khả năng tiếp đất trên bốn chân của loài mèo dù rơi ở độ cao lớn. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn luôn thắc mắc cơ chế đầy đủ trong việc tiếp đất của những chú mèo. Một video mới đây sử dụng kỹ thuật quay phim tốc độ cao đã tiết lộ những hoạt động thể chất cụ thể về cú chạm đất diệu kỳ đó.
Chủ tịch Hiệp hội Động vật học London - Giáo sư Patrick Bateson thuộc ĐH Cambridge cho biết: "Kỹ năng tiếp đất của mèo vô cùng đặc biệt, đó được coi là một "nghệ thuật" ngã tinh xảo".
Mèo có cảm giác cân bằng rất cao và có bộ xương sống linh hoạt, điều này cho phép chúng vặn người để điều chỉnh lại tư thế khi ngã xuống - một khả năng bẩm sinh gọi là "phản xạ vặn mình". Phản xạ đặc biệt này đã được hình thành ở mèo con, khi chúng khoảng 3 tuần tuổi và chúng hoàn toàn làm chủ kỹ năng này khi 7 tuần tuổi.
Khi một con mèo nhảy hay ngã xuống từ trên cao, nó sử dụng hệ thống tiền đình hoặc thị giác để xác định trên dưới, rồi vặn nửa trên thân mình để quay mặt xuống. Tiếp đến, nửa dưới cơ thể vặn theo sau.
Mèo cũng được hỗ trợ bởi thân hình nhỏ gọn, cấu trúc xương nhẹ, bộ lông dày, giúp giảm vận tốc và giảm thiểu tác động xung quanh. Một số còn mèo còn xoay chuyển làm dẹt cơ thể của mình, giúp tạo ra hình một cái dù cản không khí khiến chúng rơi xuống chậm hơn. Cùng với đó, những chiếc móng ở trên chân mèo sẽ được mở rộng để có độ bám tốt khi tiếp đất.
Một vài thí nghiệm đã được thực hiện trước đây cho thấy, chú mèo Nelly đã gặp chấn thương khi bị rơi từ trên nóc tủ quần áo xuống. Các nhà nghiên cứu cho biết, càng rơi ở độ cao thấp, mèo càng dễ bị thương. Lý do là bởi chúng không đủ thời gian để có thể "vặn mình" đúng tư thế và lấy cân bằng khi tiếp đất.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.