»

Thứ bảy, 18/01/2025, 23:18:58 PM (GMT+7)

Nọc nhện có tiềm năng trị rối loạn cương dương

(15:22:24 PM 09/09/2012)
(Tin Môi Trường) - Chất độc từ nọc nhện có thể trở thành giải pháp cho những người không sử dụng được các loại thuốc chữa rối loạn cương dương hiện nay.


Một[-]con[-]nhện[-]lang[-]thang[-]ở[-]Brazil.[-]Ảnh:[-]blogspot.com.

Một con nhện lang thang ở Brazil. Ảnh: blogspot.com.

 

PnTx2-6 là tên của chất độc trong nọc loài nhện lang thang hay nhện Chuối (Phoneutria nigriventer) ở Brazil. Vết cắn của loài nhện này sẽ khiến nạn nhân cảm thấy cực kỳ đau đớn. Tuy nhiên, nam giới bị nhện cắn không chỉ cảm thấy đau mà còn bị cương dương trong thời gian dài. Sau khi phát hiện đây là triệu chứng chung của những người phải đến bệnh viện vì nhện cắn, các nhà nghiên cứu nhận ra tiềm năng trở thành thuốc chữa rối loạn cương dương của chất PnTx2-6.

 

Trong một bài viết trên Tạp chí Y học tình dục số ra ngày 23/8, nhà nghiên cứu Kenia Nunes ở Đại học Khoa học sức khoẻ Georgia (Mỹ) và các đồng nghiệp cho biết, họ tiêm chất độc chiết xuất từ nọc độc nhện vào chuột trẻ và chuột già. Kết quả cho thấy chất này có tác dụng khắc phục chứng rối loạn cương dương do tuổi tác, mở ra hy vọng sử dụng giải pháp này trên người. Nhưng cho tới nay chưa nghiên cứu nào trên người được tiến hành, Livescience đưa tin.

 

Các loại thuốc trị chứng rối loạn cương dương trên thị trường hiện nay như Viagra hay Levitra hoặt động bằng cách kiềm chế enzyme mang tên PDE5. Để có thể cương dương, cơ thể người đàn ông phải giải phóng oxit nitric – chất có tác dụng giãn cơ quanh dương vật để giúp các mạch máu giãn nở.

 

Oxit nitric là bước đầu tiên trong chuỗi các phản ứng hoá học giúp giãn cơ. Phân tử cGMP giúp duy trì quá trình giãn cơ. Chất PDE5 làm giảm hoặc mất tác dụng của cGMP. Tác động này giúp quá trình cương dương không diễn ra mãi mãi, nhưng quá nhiều PDE5 lại cản trở quá trình dương vật cương lên. Chất kìm hãm PDE5 khắc phục vấn đề này bằng cách chặn enzyme PDE5.

 

Nọc độc của nhện hoạt động theo cơ chế hoàn toàn khác. Thay vì tác động lên PDE5, hợp chất từ nọc độc nhện kích thích quá trình giải phóng oxit nitric, nên trực tiếp làm giãn cơ. Khoảng 30% bệnh nhân rối loạn cương dương không phản ứng với chất kìm hãm PDE5 nên chất độc từ nhện là giải pháp thay thế cho những người không dùng được các loại thuốc bán trên thị trường hiện nay.

 

Nhóm của Nunes đã tạo ra chất tổng hợp từ nọc nhện, song họ vẫn phải tiếp tục nghiên cứu để bảo đảm rằng hợp chất này không gây tác dụng phụ nguy hiểm nào. 

(Nguồn: Trúc Quỳnh/ Vnexpress)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nọc nhện có tiềm năng trị rối loạn cương dương

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI