»

Thứ năm, 21/11/2024, 08:33:54 AM (GMT+7)

Năng lượng sinh học có tiềm năng để sản xuất điện: Kết quả của Báo cáo nghiên cứu ngành hẹp

(09:56:00 AM 03/07/2021)
(Tin Môi Trường) - \Hội thảo tổng kết ‘Nghiên cứu ngành hẹp để tận dụng năng lượng sinh học cho phát điện và sản xuất nhiệt’ được tổ chức trực tuyến tại Hà Nội vào chiều ngày 30/6/2021. Hội thảo đã chia sẻ kết quả nghiên cứu và tổng hợp những ý kiến góp ý từ các chuyên gia và các ban ngành liên quan, nhằm tìm ra phương án để giảm chi phí năng lượng cũng như giảm lượng phát thải khí nhà kính cho các ngành tiềm năng.
Năng[-]lượng[-]sinh[-]học[-]có[-]tiềm[-]năng[-]để[-]sản[-]xuất[-]điện:[-]Kết[-]quả[-]của[-]Báo[-]cáo[-]nghiên[-]cứu[-]ngành[-]hẹp
 
Nghiên cứu được thực hiện trong vòng 6 tháng với sự tham gia của các chuyên gia trong nước và quốc tế. Dựa trên kết quả phân tích sơ bộ của 23 ngành, ba ngành có tiềm năng nhất được lựa chọn là: chăn nuôi và chế biến thịt lợn, giấy và bột giấy, chế biến tinh bột sắn. Trong nghiên cứu này, nhóm chuyên gia đã thực hiện 15 chuyến khảo sát thực tế và 35 cuộc phỏng vấn sâu tại các trang trại và nhà máy của ba ngành hẹp trên cả nước. 
 
Ngành chăn nuôi và chế biến thịt lợn đang trải qua những thay đổi lớn và đang chuyển từ những kênh sản xuất thiếu tính liên kết sang các kênh mới do một số công ty lớn quản lý. Trong khi phần lớn các trang trại lợn đều có hệ thống xử lý chất thải giúp thu hồi khí sinh học thì mức độ sử dụng khí sinh học vẫn còn thấp. Tuy nhiên, nếu ứng dụng công nghệ phát điện từ khí sinh học thì các trang trại có thể có được lợi nhuận tài chính đáng kể. Số liệu từ một trang trại chăn nuôi tại tỉnh Quảng Trị cho thấy nếu sử dụng máy phát điện biogas, tỉ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư cao và thời gian hoàn vốn ngắn. 
 
Năng[-]lượng[-]sinh[-]học[-]có[-]tiềm[-]năng[-]để[-]sản[-]xuất[-]điện:[-]Kết[-]quả[-]của[-]Báo[-]cáo[-]nghiên[-]cứu[-]ngành[-]hẹp
 
Ngành giấy và bột giấy thu hút một lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn và đang chuyển dần sang những nhà máy quy mô lớn. Nghiên cứu chỉ ra rằng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể ứng dụng sinh khối cho lò hơi để sản xuất ra hơi nước còn các doanh nghiệp lớn với nhu cầu hơi nước trên 50 tấn hơi/giờ có thể sử dụng hệ thống đồng phát điện và nhiệt thông qua lò hơi và tua bin hơi nước. Số liệu từ tổng công ty Giấy Việt Nam cho thấy sử dụng công nghệ đồng phát nhiệt điện sẽ giúp giảm chi phí điện nhiều hơn so với phương án chỉ thay thế lò đốt than để phát nhiệt. 
 
Cuối cùng, đối với ngành chế biến tinh bột sắn, hầu hết các công ty đều có hệ thống hầm biogas để thu hồi khí sinh học từ nước thải và sau đó khí sinh học được đốt để sấy khô sắn và bã sắn. Cơ hội phát triển năng lượng sinh học bằng cách sử dụng công nghệ đồng phát nhiệt điện dành cho các nhà máy lớn hoặc ở các nhà máy khí sinh học sử dụng công nghệ tân tiến hơn. Kết quả tính toán cho một nhà máy với quy mô lớn ở tỉnh Tây Ninh cho thấy việc chuyển đổi khí sinh học thành điện năng sẽ đem lại lợi nhuận hấp dẫn cho nhà máy.
 
Ông Nathan Moore, Giám đốc dự án BEM, nhấn mạnh: “Việt Nam có nguồn sinh khối dồi dào để sản xuất năng lượng, đặc biệt là điện. Trong Quy hoạch Phát triển Điện Quốc gia 7 sửa đổi, mục tiêu phát triển điện sinh khối trong tổng sản lượng điện là 2,1% vào năm 2030. Đây là một nghiên cứu quan trọng, làm tiền đề cho việc tìm ra những ngành triển vọng, để thúc đẩy phát triển đầu tư vào ngành năng lượng sinh học tại Việt Nam. Những kết quả nghiên cứu sẽ hỗ trợ các hoạt động tiếp theo của dự án, ví dụ như việc nghiên cứu tiền khả thi và hợp tác công nghệ.” 
 
Năng[-]lượng[-]sinh[-]học[-]có[-]tiềm[-]năng[-]để[-]sản[-]xuất[-]điện:[-]Kết[-]quả[-]của[-]Báo[-]cáo[-]nghiên[-]cứu[-]ngành[-]hẹp
 
Nghiên cứu nằm trong khuôn khổ của Dự án “Bảo vệ Khí hậu thông qua Phát triển Thị trường Năng lượng Sinh học Bền vững ở Việt Nam” (BEM) do GIZ phối hợp với Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương thực hiện. Dự án do Bộ Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên và An toàn Hạt nhân CHLB Đức (BMU) tài trợ. Nhằm giúp giảm thiểu phát thải khí nhà kính và hỗ trợ Việt Nam thực hiện Đóng góp do quốc gia tự Quyết định (NDC), Dự án BEM hướng tới cải thiện các điều kiện tiền đề cho việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên sinh khối để sản xuất điện và nhiệt trên cả nước. 
LÊ PHƯƠNG KHANH
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Năng lượng sinh học có tiềm năng để sản xuất điện: Kết quả của Báo cáo nghiên cứu ngành hẹp

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI