Những truyền thuyết về nguyệt thực trên thế giới
(12:11:14 PM 15/04/2014)
Tiếng hú trên mặt trăng
“Những người Inca (tộc người da đỏ tại miền nam châu Mỹ) cho rằng nguyệt thực chẳng có gì tốt cả,”David Dearborn, một nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore ở California, người đã nghiên cứu nhiều về cách người Inca quan sát thiên văn học cho biết. Những câu chuyện được viết bởi những người định cư Tây Ban Nha cũng đã ghi lại các hoạt động của người Inca xung quanh hiện tượng nguyệt thực.
Trong số những truyền thuyết được kể lại, có một câu chuyện về một con báo đốm đã tấn công và ăn mất mặt trăng. Việc này giải thích cho lớp bụi màu gỉ hoặc màu đỏ máu của mặt trăng trong suốt kỳ nguyệt thực toàn phần.
Người Inca lo sợ rằng sau khi nuốt mặt trăng, báo đốm sẽ đến Trái Đất để ăn thịt người, Dearborn nói. Để ngăn chặn điều đó, họ sẽ cố gắng xua đuổi loài vật này đi bằng cách lắc các ngọn giáo và gây ra nhiều tiếng ồn, bao gồm đánh đập những con chó của họ để làm cho chúng tru lên và sủa ầm ĩ.
(Tranh minh họa hoạt động của người Peru trong kỳ nguyệt thực. Ảnh: Leonard de Selva, Corbis)
Một vị vua thay thế
Các cư dân của vùng Lưỡng Hà cổ đại cũng cho rằng nguyệt thực là một cuộc tấn công trên mặt trăng, Krupp nói. Nhưng trong câu chuyện của họ, những kẻ tấn công là bảy con quỷ dữ .
Nền văn hóa truyền thống cho rằng những gì đã xảy ra trên trời có liên kết với sự việc xảy ra trên Trái Đất, ông nói. Và bởi vì vua đại diện cho đất đai trong nền văn hóa Lưỡng Hà, người dân xem hiện tượng nguyệt thực là một cuộc tấn công vào vị vua của họ. “Chúng tôi được biết từ những tài liệu được ghi chép lại rằng người Lưỡng Hà có khả năng dự đoán nguyệt thực,” Krupp nói. Vì vậy, trong quá trình dự đoán nguyệt thực, họ sẽ tìm một vị vua có thay thế để chịu đựng các cuộc tấn công.
“Thông thường, người được tuyên bố là vua sẽ là người có thể sẽ phải chết,” Krupp nói. Mặc dù sự thay thế này không thực sự có hiệu quả, ông ta sẽ được đối xử như vua chúa trong thời gian nguyệt thực, trong khi nhà vua thực sự bị đối xử như một thường dân. Ngay khi nguyệt thực qua đi, “các vị vua thay thế sẽ biến mất, có thể đã chết vì bị hạ độc”, Krupp cho biết.
Chữa lành mặt trăng
Các truyền thuyết được kể lại bởi người Hupa, một bộ lạc người Mỹ bản địa phía bắc California, có một kết thúc hạnh phúc hơn.
Những người Hupa tin rằng mặt trăng đã có 20 người vợ và rất nhiều vật nuôi, Krupp nói. Hầu hết những vật nuôi là sư tử núi và rắn, và khi mặt trăng đã không kiếm đủ thực phẩm cho chúng ăn, chúng tấn công và làm mặt trăng chảy máu. Nguyệt thực sẽ kết thúc khi người vợ của mặt trăng đi vào bảo vệ, thu thập máu của mặt trăng và chăm sóc đến khi mặt trăng phục hồi sức khỏe, Krupp nói.
Theo truyền thuyết của các bộ lạc Luiseño của miền Nam California, nguyệt thực báo hiệu mặt trăng đã bị bệnh, Krupp nói. Việc mà các thành viên trong bộ lạc phải làm là hát thánh ca hay đọc những lời cầu nguyện để mang lại sức khỏe cho mặt trăng.
Truyền thuyết hiện đại
Không phải tất cả các nền văn hóa đều xem nguyệt thực là một điều xấu, Jarita Holbrook, một nhà thiên văn học văn hóa tại trường Đại học Western Cape ở Bellville tại Nam Phi cho biết. “Truyền thuyết mà tôi thích nhất đó là của những người Batammaliba ở Togo và Benin”, cô nói. Trong truyền thuyết này, mặt trời và mặt trăng đang chiến đấu với nhau trong suốt thời gian nguyệt thực, và con người khuyên họ dừng lại. “Họ xem nó như là một thời gian tụ tập với nhau và giải quyết mối thù cũ và những cơn giận dữ,” Holbrook nói. “Truyền thuyết này còn diễn ra cho đến ngày nay.”
Nghi lễ cổ xưa sẽ trộn lẫn với khoa học hiện đại khi Đài quan sát Griffith đánh dấu lần nguyệt thực đêm ngày 14 tháng 4. “Dựa trên kinh nghiệm trong quá khứ , chúng tôi dự đoán sẽ có một đám đông lớn xuất hiện,” Krupp nói , vì nhân viên và nhà thiên văn học tụ tập trên bãi cỏ phía trước đài quan sát của Los Angeles với kính thiên văn và với công cụ tạo âm .
“Nếu có một vật thể vũ trụ bị đe dọa, nhiệm vụ của Đài thiên văn Griffith là bảo vệ và quan sát,” Krupp nói. Ông dự định sẽ mặc “chiếc áo choàng phù thủy cùng với nón” và dẫn người tham gia đi xung quanh bãi cỏ với công cụ tạo âm, để xua đuổi bất cứ điều gì được nuốt mất mặt trăng.
Một số nền văn hóa trên thế giới đổ lỗi sự biến mất của mặt trăng trong suốt kỳ nguyệt thực là do quỷ, báo đốm. Nhiều nền văn hóa cổ xưa coi nguyệt thực như một thách thức đối với trật tự bình thường của sự vật, E. C. Krupp, giám đốc Đài quan sát Griffith ở Los Angeles, California cho biết. “Những điều không nên xảy ra thì lại đang xảy ra.”
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.