»

Thứ bảy, 18/01/2025, 13:14:10 PM (GMT+7)

Lý giải nguyên nhân hình thành miệng hố khổng lồ bí ẩn ở Siberia Tin ảnh

(14:47:30 PM 24/07/2014)
(Tin Môi Trường) - Theo công bố của nhà khoa học Nga, miệng hố khổng lồ ở bán đảo Yamal thuộc vùng Siberia là kết quả của quá trình miệng núi lửa được tạo thành chứ không phải do bất cứ một vụ nổ lớn nào gây ra.


Tiến sỹ Andrey Plekhanov xem xét miệng hố khổng lồ

 

Tờ Siberian Times cho hay, miệng hố khổng lồ rộng khoảng 50-100m. Xung quanh miệng hố, đất cát tự động đùn lên và viền sẫm màu phía bên trong hố sâu là dấu hiệu của hiện tượng cháy sém dữ dội trước đó.


Tiến sỹ Andrey Plekhanov, trưởng nhóm nghiên cứu Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Bắc Cực cho biết: "Sau khi xem qua những hình ảnh vệ tinh chúng tôi có thể xác định được rằng miệng hố khổng lồ này hình thành vào một hoặc hai năm trước."

 

Các nhà khoa học kiểm tra mẫu đất


Miệng núi lửa này có hình bầu dục nên rất khó để các nhà khoa học có thể tính toán chính xác đường kính của nó là bao nhiêu.


"Theo ước tính của chúng tôi đường kính của nó là khoảng 30m. Tuy nhiên, nếu tính cả đống đất xung quanh, đường kính của nó có thể lên tới 60m" - Plekhanov cho hay.

 

Do cấu trúc mỏng manh của hố nên các nhà khoa học hiện không thể leo xuống dưới hố để thám hiểm mà phải đưa một máy quay xuống.

 

Miệng hố khổng lồ nhận được sự quan tâm lớn


Tiến sỹ Plekhanov cho biết thêm, miệng hố bí ẩn xuất hiện rất có thể là kết quả của việc "gia tăng của áp lực quá mức" dưới lòng đất, và do thay đổi nhiệt độ. 80% miệng hố được tạo thành từ đá và không hề có dấu vết của bất cứ vụ nổ nào.


Phát hiện này đã loại bỏ khả năng xảy ra một vụ nổ thiên thạch.


"Hiện tượng này có thể liên quan tới sự nóng lên toàn cầu. Chúng tôi phải nghiên cứu thêm để tìm ra câu trả lời" - vị tiến sĩ người Nga tỏ ra rất hứng thú với việc nghiên cứu miệng hố khổng lồ.

Huy Đồng
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Lý giải nguyên nhân hình thành miệng hố khổng lồ bí ẩn ở Siberia

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI