Hoa "3.000 năm mới nở" thực chất là một loại nấm?
(16:45:14 PM 14/08/2012)
Trong thời gian qua, thông tin và hình ảnh về hoa Ưu Đàm cũng liên tục xuất hiện ở nhiều gia đình tại Quảng Nam, Thái Nguyên, Nam Định, TPHCM, Phú Yên… Điểm mọc hoa thường là trên kim loại như song sắt cửa sổ, cổng sắt, hàng rào B40, tượng đồng,... Những bông hoa này thường mọc thành dãy với chiều cao tính từ gốc đến đỉnh bông hoa khoảng gần 10cm, thân hoa rất mảnh, như sợi tơ. Bông hoa có màu trắng tinh khiết, hình quả chuông nhỏ li ti.
Nhiều người dân ở các địa phương khẳng định đây là loài hoa mà truyền thuyết của nhà Phật là 3.000 năm mới nở một lần, báo hiệu điềm lành. Theo kinh văn nhà Phật, hoa Ưu Đàm tượng trưng cho những gì hiếm có khác thường. Tuy nhiên, theo thầy Thích Minh Trí, trụ trì chùa Phúc Lâm (Biên Hòa - Đồng Nai), đối với nhà Phật, chu kỳ nở của hoa Ưu Đàm là 3.000 năm/lần, mang ý nghĩa biểu tượng hơn là nghĩa thực của nó. Còn trên website en.wikipedia.org ghi rõ: Udumbara (cây Ưu Đàm), tên khoa học là Ficus racemosa (syn. Ficus glomerata Roxb.), thuộc họ Dâu tằm (Moraceae), thường được gọi là cây Cluster Fig hay cây Goolar (Gular) Fig, Việt Nam gọi là cây sung/cây vả, có nguồn gốc từ Úc, Đông Nam Á, và Ấn Độ.
Hoa Ưu Đàm tại Hải Phòng
Nhìn nhận vấn đề theo góc độ khoa học, GS.TSKH Trịnh Tam Kiệt, phòng Công nghệ và giống gốc nấm, Viện vi sinh vật và công nghệ sinh học (Đại học Quốc gia Hà Nội), nhận định, thực chất loài hoa mà người ta gọi tên là hoa Ưu Đàm là sinh vật bậc thấp chưa có cấu trúc mô, có thể gọi tên đúng là nấm nhầy bởi cơ thể là một khối nhầy. Khi gặp điều kiện thích hợp, môi trường thuận lợi, khối nhầy sẽ tạo ra các thể sinh sản mang bào tử, phát triển.
GS Kiệt cho biết, qua quan sát trên kính hiển vi có độ phóng đại 400 lần với mẫu hoa Ưu Đàm mà ông có được thì đây là một thể nhầy trong suốt vắt ngang chiếc lá. Thân của thể nhầy này mới phát triển, chưa có hoa và cũng trong suốt như pha lê… Theo GS Kiệt, sở dĩ loài hoa nấm được thần thánh hóa vì sự xuất hiện của chúng trong điều kiện khá đặc biệt như trên các bức tượng Phật bằng đồng, đá hoặc trên các thanh thép, lá cây…
PGS.TS Nguyễn Thị Chính, Bộ môn Vi sinh, Khoa Sinh học, Trường Đại học khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng khẳng định, hoa Ưu Đàm đơn thuần chỉ là một loại nấm. Tuy nhiên, GS Chính cho rằng, chưa đủ cơ sở khẳng định hoa Ưu Đàm sinh ra từ nấm nhầy, bởi nấm nhầy không dễ xuất hiện cả trên đồng, sắt và trên lá cây. Đây có thể là nấm mốc, bởi với nấm mốc cũng có thể xuất hiện cả trong tủ lạnh.
Một số nhà khoa học khác lại cho rằng những bông hoa mọc trên cửa kính nhiều khả năng là quả thể nở ra của một loại nấm kim. Các bào tử nấm theo gió bay đi khắp nơi, bám vào cửa sắt, cửa kính, chuông chùa… gặp điều kiện độ ẩm không khí cao đã nẩy mầm và phát triển rất nhanh. Những cây nấm này sống được là nhờ hấp thụ chất khoáng trong không khí.
Còn TSKH Vũ Quang Côn, Chủ tịch Hội Côn trùng học, sau khi quan sát những bông hoa đặc biệt này qua ảnh lại đưa ra nhận xét chúng hơi giống trứng của một loài côn trùng cánh lưới - crysôpa (còn gọi là chuồn chuồn cỏ), một loài côn trùng ăn thịt các loài côn trùng khác. Để xác định có đúng là trứng của côn trùng hay không chỉ cần đốt nó bằng ánh sáng ánh mặt trời tụ qua kính lúp. Nếu là trứng côn trùng khi cháy sẽ có mùi khét như vỏ trứng cháy.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.