»

Thứ bảy, 18/01/2025, 11:10:21 AM (GMT+7)

Hạn hán làm suy tàn Angkor cổ

(15:08:29 PM 06/01/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Theo kết quả nghiên cứu mới đây của nhiều nhà khoa học thì thành phố cổ Angkor - với công trình nổi tiếng nhất là ngôi đền Angkor Wat - sụp đổ là do nhiều nguyên nhân, nhưng “thủ phạm” chính lại là do những đợt hạn hán kéo dài.

 

Đế chế Khmer sụp đổ vào cuối thế kỷ 14 và đầu thế kỷ 15 với nhiều nguyên nhân được đưa ra như chiến tranh, nạn khai thác đất đai quá mức. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy những đợt hạn hán kéo dài mới là nguyên nhân chính dẫn tới sự suy tàn của Angkor. Nghiên cứu những vòng vân cây ở khu vực phụ cận cho thấy khu vực này đã trải qua những khoảng thời gian dài hạn hán, chỉ rải rác có những trận mưa to bất thường.

Tàn tích của thành phố cổ Angkor, thành phố lớn nhất thời tiền công nghiệp

 

Angkor có một mạng lưới kênh, mương phức tạp, có những con đê và hồ chứa nước từ những cơn mưa mùa Hè để tưới cho các cánh đồng ruộng phòng khi hạn hán. Để hiểu thêm về cách xử lý nước của người Khmer, các nhà khoa học đã phân tích cặn được lấy từ hồ chứa lớn nhất từ thời Khmer - West Baray. Hồ chứa này có thể chứa được 53 triệu m3 nước, gấp hơn 20 lần so với lượng đá xây dựng kim tự tháp Giza ở Ai Cập.

 

Thêm nữa, các nhà nghiên cứu còn lấy những mẫu vật từ khắp khu vực Angkor. Nhà nghiên cứu Mary Beth Day, nhà khí hậu học thuộc trường ĐHTH Cambridge của Anh, thậm chí còn thuê cả một chiếc xe tuk-tuk (taxi 3 bánh phổ biến ở Campuchia) và thuyết phục người lái xe đi khắp vùng nông thôn. “2 lần chúng tôi gần như đã bị sa lầy trong cát nhưng người lái xe tuk- tuk đã khéo léo vượt qua được” – Day kể lại.

 

Từ hồ chứa nước West Baray, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về lịch sử khí hậu của Angkor trong vòng 1.000 năm. Họ phát hiện ra rằng, vào khoảng thời gian Angkor sụp đổ, tỷ lệ cặn trong hồ giảm xuống còn 1/10 so với trước đó, do vậy mực nước cũng giảm xuống đáng kể. Khi cả mực nước và chất cặn đều giảm thì môi trường sinh thái trong hồ cũng thay đổi, tảo bám ở đáy hồ nhiều hơn. “Việc thay đổi sinh thái cho thấy những điều kiện môi trường ở hồ chứa West Baray đã khác hẳn từ thế kỷ 17, sau khi Angkor sụp đổ”- Day cho biết.

 

Có thể các hệ thống xử lý nước của người Khmer không đủ để đối diện với những sự thay đổi khí hậu đột ngột và khắc nghiệt. “Angkor có hệ thống xử lý nước rất tinh tế, nhưng đây là một ví dụ cho thấy không phải lúc nào kỹ thuật cũng có khả năng ngăn chặn được một sự sụp đổ lớn khi phải đối diện với những điều kiện môi trường khắc nghiệt. Tuy nhiên, mạng lưới xử lý nước không thích hợp không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn tới sự sụp đổ của Đế chế Khmer, mà Angkor suy sụp là cả một quá trình phức tạp với nhiều yếu tố khác nhau, như xã hội, chính trị và môi trường” – nhà nghiên cứu Day nói trên tờ LiveScience.

Angkor ra đời đầu thế kỷ 9 ở vùng Siemreab phía Tây Bắc Campuchia, ban đầu thành phố này được xây dựng gần ngôi đền Phnom Bakeng - mà theo quan điểm về vũ trụ của đạo Hindu thì đây là trung tâm của thế giới. Quần thể đền thờ lớn nhất ở đây là Angkor Wat, được xây dựng dưới thời vua Suyavarman II để tỏ lòng tôn kính ông như là hiện thân của thần Vishnu. Công trình này có những bức tường bao quanh năm ngọn tháp hình tòa sen.

Sau đó, vua Jayavarman VII đã xây dựng thêm quần thể Angkor Thom, trong đó có một đền thờ Phật giáo rất nổi tiếng dựng bằng những khối đá rất lớn. Angkor đã từng là một trung tâm hành hương lớn của Phật giáo.

 

Việt Lâm /TT&VH(tổng hợp)
Từ khóa liên quan: Hạn hán, làm, suy tàn , Angkor, cổ
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hạn hán làm suy tàn Angkor cổ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI