Giới hạn sinh tồn... của con người?
(14:01:48 PM 30/08/2012)Giới hạn thức trắng
Kỷ lục không ngủ dài nhất trên thế giới thuộc về Randy Gardner, người có thể thức liên tục 264 giờ (khoảng 11 ngày). Tháng 6 vừa qua, một người đàn ông Trung Quốc đã chết sau khi thức liên tục 11 ngày để xem bóng đá. Tuy nhiên, do ông này đã sử dụng rất nhiều rượu và thuốc lá nên người ta chưa thể khẳng định chắc chắn nguyên nhân cái chết là do thiếu ngủ.
Nghiên cứu năm 1999 của Đại học Chicago (Mỹ) trên chuột cho thấy, khi không được ngủ 2 tuần liên tục, ở chuột xuất hiện triệu chứng tăng chuyển hóa khiến tốc độ trao đổi chất tăng quá nhanh, đốt cháy hết calorie thừa ngay cả khi cơ thể không hoạt động.
Giới hạn phơi nhiễm phóng xạ?
Phóng xạ gây nguy hiểm lâu dài về mặt sức khoẻ bởi nó có thể biến đổi ADN ở người, dẫn tới sự phát triển của các tế bào ung thư. Theo Peter Caracappa, chuyên gia an toàn phóng xạ tại Viện Bách khoa Rensselaer (Mỹ), độ nhiễm phóng xạ lên tới 5 - 6sv (đơn vị đo lường hấp thụ bức xạ ion hóa) trong vài phút sẽ cắt nhỏ một lượng lớn tế bào khiến cơ thể không kịp hồi phục.
Một số công nhân tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima (Nhật Bản) phơi nhiễm từ 0,4 - 1sv phóng xạ mỗi giờ. Mặc dù sống sót nhờ các dụng cụ bảo vệ đặc biệt, họ vẫn có nguy cơ ung thư cao.
|
Ảnh minh họa: IE. |
Giới hạn chịu đựng sự tăng tốc đột ngột
Gia tốc ngang tác động rất mạnh đến cơ thể người do sự không đối xứng của các lực tác động. Theo một bài báo trên Popular Science, việc bị tác động bởi lực gia tốc ngang lớn gấp 14 lần trọng lực Trái Đất, khiến nội tạng trong cơ thể bị xé nát, máu dồn xuống chân.
Con người có vẻ dễ dàng vượt qua tình trạng tăng tốc về phía trước và phía sau do ở tình trạng này, đầu và tim được tăng tốc cùng một lúc. Vào những năm 1940 - 1950, các nhà khoa học thí nghiệm gắn động cơ phản lực vào một chiếc xe trượt tuyết tại căn cứ không quân Edwards ở California. Chiếc xe trượt tuyết đang di chuyển với vận tốc 1.013km/h chưa đầy một giây đã dừng lại đột ngột nhưng đối tượng tham gia thí nghiệm vẫn an toàn.
Giới hạn thích nghi với thay đổi môi trường
Những cá nhân khác nhau có thể chịu được những thay đổi về nhiệt độ, áp suất hay lượng oxy trong không khí khác nhau. Ngoài ra, chúng ta có thích nghi được hay không còn phụ thuộc vào sự thay đổi môi trường diễn ra trong bao lâu. Điều này là do cơ thể có thể dần điều chỉnh quá trình hấp thụ oxy, cũng như quá trình trao đổi chất để thích ứng với các điều kiện bên ngoài.
Hầu hết mọi người sẽ bị chứng tăng thân nhiệt sau 10 phút chịu đựng nhiệt độ 60 độ C. Thông thường, một người sẽ chết khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống đến 21 độ C. Tuy nhiên, mất bao lâu để nhiệt độ cơ thể giảm xuống mức giới hạn này còn phụ thuộc vào việc người này đã "quen" với cái lạnh đến mức nào và liệu hiện tượng "ngủ đông" có xảy ra hay không.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.