Giải mã cái chết bí ẩn của "ma cà rồng" ở Ba Lan
(11:42:12 AM 29/11/2014)Các bộ xương "ma cà rồng" bị đặt đá và lưỡi hái ngang cổ họng nhằm cắt đầu hoặc ngăn chúng cắn, hút máu người khác khi đội mồ sống dậy. Ảnh: Daily Mail
Trong thế kỷ 17 và 18, những người tình nghi là ma cà rồng đã bị chôn cất theo các nghi lễ kỳ quặc để xua đuổi tà ma và ngăn họ đội mồ sống dậy một lần nữa. Tuy nhiên, thay vì là những con quái vật hút máu, các cuộc kiểm tra mới nhất hé lộ, họ thực chất là những nạn nhân thuở ban đầu của bệnh dịch tả và từng bị coi là khả nghi, do họ chết vô cùng đột ngột.
Giới khảo cổ học đã phát hiện 6 trong số hàng trăm bộ xương cổ ở một nghĩa địa ở thị trấn Drawsko Pomorskie, tây bắc Ba Lan, có các tảng đá và lưỡi hái đặt ngang trên cổ họng hoặc bụng của chúng trong những lễ tang kỳ dị, để tránh điều không may như trên. Ban đầu, các chuyên gia từng cho rằng, mọi người bị nghi ngờ là ma cà rồng vì họ là các đối tượng vãng lai, mới chuyển đến khu vực trước khi chết.
Dẫu vậy, các nhà khoa học hiện đã phân tích men răng trích lấy từ răng của 6 "ma cà rồng" cùng với 60 cá nhân khác được chôn cất trong nghĩa địa. Họ khám phá ra rằng, thay vì là người nhập cư, họ là cư dân địa phương và cái chết của họ trong mắt những người khác là kỳ lạ vì nhiều lí do.
Nhóm nghiên cứu tuyên bố, các vụ chôn cất dường như xảy ra trong một thời kỳ, khi dịch tả hoành hành ở Đông Âu và các "ma cà rồng" này có thể là những người đầu tiên tử vong trong các đợt dịch bùng phát.
Tiến sĩ Lesley Gregoricka đến từ Đại học Nam Alabama (Mỹ), người đứng đầu nghiên cứu, giải thích: "Người dân giai đoạn sau trung cổ đã không hiểu rõ cơ chế lây lan của bệnh dịch tả. Thay vì một lời giải thích khoa học cho dịch bùng phát, bệnh dịch tả và các trường hợp tử vong vì nó được quy cho thế lực siêu nhiên, trong trường hợp này là ma cà rồng".
Trong giai đoạn sau trung cổ ở Đông Âu, những người phải đi phát vãng khi còn sống vì dị tật cơ thể kỳ lạ, những đứa con rơi hoặc chưa được rửa tội và bất kỳ ai qua đời bất thường, kể cả những người đầu tiên chết vì một một căn bệnh truyền nhiễm bùng phát, đều bị coi là dễ có khả năng hồi sinh sau khi chết, hoặc trở thành ma cà rồng. Ảnh: Daily Mail
Các truyền thuyết về ma cà rồng nêu rằng, sức mạnh của chúng có thể được truyền cho các nạn nhân thông qua vết cắn, rất giống một căn bệnh. Trong một số câu chuyện, chẳng hạn như bộ phim dài tập Blade, việc hút máu của ma cà rồng được khắc họa là lây lan qua một virus.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới đăng tải trên tạp chí PLOS One, mặc dù thủ phạm có thể là một căn bệnh, nhưng sự quy kết ma cà rồng không phải vì nó đã biến các nạn nhân thành kẻ hút máu. Thay vào đó, thông qua việc giết chết những người nhiễm bệnh theo một cách chưa từng thấy trước đây, căn bệnh đã khiến các nạn nhân bị những người khác trong vùng ngờ vực, đặc biệt khi có thêm nhiều người cũng bắt đầu chết theo cách tương tự như vậy.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.