Giải mã: Thảm kịch tàu hỏa bị sóng thần quật trúng 10 năm trước
(15:50:14 PM 25/12/2014)
Khujng cảnh tan hoang sau thảm họa sóng thần năm 2004. Ảnh: Sky News
Ông Wanigaratne Karunathilake là một trong những người bảo vệ trên chiếc tàu Ocean Queen lúc nó gặp nạn cách đây 10 năm. Hồi tưởng lại thời khắc đáng nhớ trong đời, ông Karunathilake vẫn còn rùng mình khi nghĩ lại.
“Khi con tàu đến làng Peraliya, nó bị sóng thần đánh trúng. Cơn sóng đầu tiên chỉ làm hư hại một toa tàu, không có ai bị thương hay thiệt mạng. Nhưng cơn sóng thứ hai đẩy con tàu trật khỏi đường ray và giết chết rất nhiều người” – ông Karunathilake nói với kênh Channel News Asia.
Tàu hỏa gặp nạn khi đang chở hành khách từ thủ đô Colombo đến TP Galle. Số nạn nhân thiệt mạng trên tàu hỏa là ít nhất 802 người, trong lúc hàng trăm người vẫn còn mất tích. Đây được xem là một trong những thảm họa đường sắt tồi tệ nhất thế giới.
Karunathilake là một trong những người may mắn sống sót vì ông trèo qua được cửa sổ để thoát ra bên ngoài. Còn những người khác mắc kẹt bên trong và bị nhấn chìm dưới làn nước.
Hàng trăm người cũng bỏ mạng vì sóng thần tại ngôi làng gần đó.
Sau thảm kịch kinh hoàng, viện trợ quốc tế đổ vào Sri Lanka và Bộ Thủy sản nước này hứa hẹn tái xây dựng nhà cửa cho người dân tại các khu vực bị sóng thần tàn phá. Tuy nhiên, rất nhiều hộ gia đình phải rời bỏ làng mạc đi tìm nơi định cư mới.
Cô Allahapperuma Arachchige Sriyani, người sống sót sau thảm họa cùng với chồng và 3 đứa con đã rời khỏi quê hương vì kế hoạch tái xây dựng của chính phủ bị bỏ dở. Cô cho biết: “Gia đình tôi không có đủ tiền để xây lại ngôi nhà. Mỗi khi trời mưa, tất cả các phòng đều ướt sạch, chúng còn bị hư hại nặng. Vì vậy, chúng tôi không thể ở lại”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.