Ễnh ương xuất hiện dày đặc ở Tây Ninh là của nông trường nuôi để bảo vệ mía?
(13:47:34 PM 01/08/2015)
Các loài cóc, nhái, ễnh ương đổ ra ngoài kiếm ăn
Có mặt tại chi nhánh nông trường Biên Hòa - Thành Long (thuộc Công ty cổ phần đường Biên Hòa), nơi xuất hiện tin đồn, ngày 1.8, PV nhìn thấy rất nhiều ễnh ương, cóc, nhái nhỏ bằng đầu ngón tay bò khắp nơi trong khu vực nông trường.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Trọng Hòa, giám đốc chi nhánh nông trường, khẳng định việc xuất hiện ễnh ương nhiều như vậy là do đơn vị này gây nuôi để bảo vệ mía.
Ông Hòa lý giải, khoảng 6 tháng trước, do nông trường xuất hiện dịch sâu đục thân hại mía, ông quyết định mua hơn 60 kg cóc, nhái, ễnh ương rồi thả vào khu vực nông trường mía rộng hơn 1.000 ha.
Song song đó, nông trường cũng phối hợp đồn biên phòng tuyên truyền người dân không bắt nhái, ếch, chim trong khu vực nông trường để bảo vệ mùa đồng. Đồng thời, ông Hòa cho nhân viên cắm nhiểu biển thông báo cấm bắt các loại trên.
Ông Hòa nói thêm: “Do những ngày qua bước vào mùa mưa nên loài này sinh sản mạnh. Bản thân tôi vừa bất ngờ, vừa vui vì chúng có thể sinh sản nhiều đến như vậy”.
Nói về thông tin đồn đoán sắp xảy ra động đất, ông Hòa cười xòa đùa: “Nếu loài này xuất hiện nhiều trong khu vực nông trường chúng tôi thì chắc chắn mùa sau chúng tôi nhẹ thở, khỏi lo sâu bệnh. Nếu bà con nông dân nắm được quy luật về con thiên địch thì bà con cũng sẽ giữ chúng để bảo vệ mùa màng thôi”
Một số hình ảnh PV ghi nhận tại nông trường mía:
Các loài cóc, nhái, ễnh ương đổ ra ngoài kiếm ăn
Loài này mới sinh sản, chỉ to bằng ngón tay út
Ông Nguyễn Trọng Hòa, Giám đốc Chi nhánh nông trường chụp ảnh số sinh vật nhỏ do mình gây nuôi sinh ra
Trong khu vực nông trường gắn bảng thông báo cấm bắt các loài để bảo về mùa mía là nguyên nhân khiến loài này có điều kiện phát triển mạnh.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Ễnh ương xuất hiện dày đặc ở Tây Ninh là của nông trường nuôi để bảo vệ mía?
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.