»

Thứ bảy, 18/01/2025, 19:40:29 PM (GMT+7)

Công múa, cú kêu, sói tru báo điềm gì?

(11:05:04 AM 03/02/2014)
(Tin Môi Trường) - Xin nói ngay là báo mưa. Đó là những biến đổi mà nông dân Ấn Độ dựa vào để dự đoán mùa mưa. Đối với đất nước nặng về nông nghiệp này, tin vào kinh nghiệm dân gian giúp họ yên tâm hơn.

Sivaiah, một nông dân tại làng Chintapalle ở bang Andhra Pradesh - Ấn Độ tỏ ra vui mừng khi nhìn thấy cò bay bay vòng vòng trên bầu trời. Đây là dấu hiệu cho thấy sắp bước vào mùa mưa. Giờ đây ông có thể chuẩn bị cho mùa gieo hạt sắp tới.

 

Đủ loại dự báo

 

Sự xuất hiện của chuồn chuồn có thể dự báo mưa xuất hiện trong vài giờ tới

 

Khắp làng, người ta cũng xôn xao về những điềm báo cho một mùa mưa mới. Vợ ông Sivaiah cho biết đường thô và muối ở nhà trở nên ẩm ướt. Một số người khác nói nhìn thấy sét đánh ở phía Đông Bắc ngôi làng.

 

Đối với một đất nước nặng về nông nghiệp như Ấn Độ, việc dự báo mưa đóng vai trò quan trọng. Các bản tin dự báo thời tiết quốc gia thường không thu hút nhiều chú ý của những nông dân như Savaiah vì nó quá chung chung. Thay vào đó, ông thường dựa vào những kiểu đoán mưa của người xưa để bắt đầu mùa gieo hạt.

 

Tiến sĩ K Ravi Shankar, một nhà khoa học cao cấp về nông nghiệp làm việc tại thành phố Hyderabad, đã bỏ ra 3 năm sinh sống tại các làng ở bang Andhra Pradesh để tìm hiểu về  những cách dự báo thời tiết bí mật của địa phương. Nhờ vậy, ông biết được ít nhất có 24 dấu chỉ sinh học (côn trùng, cây cối, động vậy) và 42 dấu chỉ phi sinh học (mây, gió, sét) trong dự báo mưa.

 

Công nhảy múa và chuồn chuồn bay thành đàn vài giờ trước khi mưa là cách nhận biết phổ biến nhất. Ít nổi tiếng hơn là dê vẫy tai, cú kêu, cừu túm tụm vào với nhau, sói tru vào lúc hoàng hôn và bình minh… Chiều cao của tổ chim sâu cũng là một dấu chỉ chính xác. Nếu tổ chim được xây ở vị trí cao, trời sẽ mưa nhiều; tổ thấp, mưa ít hơn.

 

Cảm giác của động vật

 

Hành vi của dê cũng có thể dự báo mưa

 

Tiến sĩ Jagadeeswar Reddy, một nhà côn trùng học, cho rằng dự đoán mưa dựa trên chuyển động của côn trùng có độ tin cậy 100%. Chẳng hạn như cách muỗi bay sẽ trở nên khác biệt ngay trước khi trời mưa. Việc kiến di chuyển thành từng đàn cũng báo hiệu trời sắp mưa. Tương tự là sự sinh sôi của mối, theo nhà khoa học Ravi Shankar.

 

Câu hỏi đặt ra là làm sao động vật lại khả năng này? Các nhà khoa học cho rằng động vật, chim chóc, côn trùng có thể cảm nhận sự thay đổi của gió, độ ẩm cũng như áp suất không khí và điều này thay đổi hành vi của chúng.

 

Côn trùng nhận biết độ ẩm gia tăng thông qua râu (ăngten). Độ ẩm tăng cũng làm dê vẫy tai bởi chúng cảm thấy khó chịu và cần làm cho đôi tai mát lên. Trong khi đó, ếch thường sống dưới các tảng đá. Khi áp suất không khí thay đổi, lượng không khí đến được với chúng ít đi, buộc chúng phải nhảy ra ngoài và kêu ộp ộp. Do đó, ếch kêu chắc chắn sẽ mưa.

 

Một số loài thực vật cũng biết báo mưa về. Ví dụ, khi cây neem (xoan Ấn Độ) nở hoa, trời sẽ mưa lớn, theo theo ông Ravi Shankar.

 

Những tập tục kỳ lạ

 

Nhiều cộng đồng địa phương còn nghĩ ra những tập tục liên quan đến thời tiết với hy vọng cầu mưa nhiều hơn. Nếu mùa mưa sắp tới được dự báo là không lớn như mong đợi, người dân tại một số vùng hẻo lánh của Ấn Độ sẽ tập trung sau bữa ăn sáng, không rửa tay, giơ hai tay lên trời để cầu nguyện cho mưa về.

 

Mối[-]sinh[-]sôi[-]nảy[-]nở[-]trên[-]cây[-]báo[-]hiệu[-]trời[-]sắp[-]mưa[-]to.[-]Ảnh:[-]Al[-]Jazeera
 
Mối sinh sôi nảy nở trên cây báo hiệu trời sắp mưa to. Ảnh: Al Jazeera

 

Tại một cộng đồng khác, nông dân nhốt ếch vào một cái lọ làm bằng đất nung, bên ngoài phủ một mảnh vải nhuộm bằng nghệ. Họ liên tục đổ nước lên trên miếng vải và la to “ếch trong nước” khi đi vòng vòng ngoài đường phố. Họ cũng đổ nước lên người mình và những dân làng khác. Chỉ có điều đây là cách thức cầu trời... đừng mưa.

 

Ông Y S Ramakrishna, nhà khoa học về thời tiết, khuyên người dân nên kết hợp giữa phương thức truyền thống và khoa học để việc dự báo đáng tin cậy hơn nữa. Cũng đồng tình với nhận định này, ông B Raji Reddy, giám đốc Trung tâm nghiên cứu khí tượng nông nghiệp, nhận định: “Những phương thức truyền thống đã được sử dụng lâu nay. Tuy nhiên, chúng ta nên có sự kết hợp giữa các dấu chỉ sinh học với dữ liệu khoa học để cải thiện chất lượng dự báo thời tiết”.

Phương Võ (Theo Al Jazeera)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Công múa, cú kêu, sói tru báo điềm gì?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI