"Cậu Thuỷ" đã táng tận lương tâm lừa người làng thế nào?
(19:48:00 PM 31/10/2013)(Tin Môi Trường) - Không những lừa tìm kiếm hài cốt liệt sĩ cho thân nhân ở những địa phương khác, Nguyễn Thanh Thuý (tức “cậu Thuỷ”) còn táng tận lương tâm tới mức lừa cả thân nhân liệt sĩ là người cùng thôn.
Ông Mẫn Bá Tiện bên di vật là bi đông nước được cậu Thuỷ "phán" là của liệt sĩ mẫn Bá Phùng
Trong khi người dân thị trấn Chờ (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) ngỡ ngàng chứng kiến việc cơ quan chức năng bắt “nhà tâm linh” Nguyễn Thanh Thúy (tức “Cậu Thuỷ”) để điều tra về việc dựng mộ, làm giả hài cốt liệt sĩ, thân nhân của liệt sĩ Mẫn Bá Phùng - một trường hợp cũng do “cậu Thuỷ” tiến hành tìm kiếm hài cốt với sự tài trợ của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (Ngân hàng Chính sách ) - mới giật mình ngã ngửa ra rằng đã bị người cùng thôn xóm lừa đảo một cách "táng tận lương tâm".
Liệt sĩ Mẫn Bá Phùng quê ở xã Hàm Sơn, huyện Yên Phong, tỉnh Hà Bắc, nay là thôn Trác Bút, thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh trong gia đình có 5 anh, chị em. Liệt sĩ Phùng là anh cả, ngoài ra còn có 3 em gái và 1 người em trai. Khi hy sinh vào ngày 30-2-1968, liệt sĩ Mẫn Bá Phùng là trung sĩ.
Ông Mẫn Bá Tiện, em trai liệt sĩ Mẫn Bá Phùng, hiện ở thôn Trác Bút vẫn chưa hết ngỡ ngàng, bức xúc. Ông Tiện kể rằng dịp gần cuối năm 2012, Ngân hàng Chính sách gửi giấy về thông báo và mời gia đình cùng đi vào Tây Nguyên để tìm mộ liệt sĩ Mẫn Bá Phùng. Tất cả chi phí do ngân hàng đài thọ. Cả họ Mẫn Bá đã họp và cử 5 người vào huyện Ea H’leo (Đắk Lắk) để tìm hài cốt liệt sĩ Mẫn Bá Phùng. “Hơn 40 năm khát khao mong chờ cái tin này, bản thân tôi và toàn thể dòng họ rất vui mừng. Chúng tôi rất tin tưởng” - ông Tiện nói.
Tại nhà ông Tiện, chúng tôi cũng đã gặp ông Mẫn Bá Bộ, em họ của siệt sĩ Mẫn Bá Phùng, một trong những người đã vào tận Đắk Lắk để tìm mộ.
Ông Bộ kể: “Khi làm lễ, “cậu Thuỷ” khấn đại loại: “Quan âm Bồ tát, Đức Thánh Trần Hưng Đạo, Ngọc Phật…., con là Nguyễn Thanh Thuý, nhà tâm linh, tức cậu Thuỷ . Sau đó, ông ấy cầm một nắm hương rồi đưa cho người nhà của liệt sĩ. Con trai thì tay trái, con gái thì tay phải, mỗi người rút 1 thẻ hương và cả một số nhân viên ngân hàng cũng làm như vậy. Rồi cậu Thuỷ phán: “Nếu như “vong” nhập vào ai thì vong sẽ dẫn đến nơi có hài cốt”.
Khi có người trong đoàn tìm kiếm như bị vong nhập thì cậu Thuỷ đến dỗ vong: Vong chết như thế nào thì bảo cậu để cậu đưa về với gia đình. Sau đó, vong đi cắm hương rồi cậu Thuỷ chỉ đạo mọi người dò 3-4 hố, mỗi hố rộng độ 4-5 mét vuông rồi đào tìm.
Sau khi đào được hơn 40 cm thì thấy di vật là cái bi đông chổng ngược, nắp một nơi. Sau đó, anh em ở Ngân hàng mới lấy lên. Khi rửa sạch thì thấy chữ “Mẫn Bá Phùng F7 Hà Bắc” - ông Bộ nói.
Theo ông Bộ, dòng họ “Mẫn Bá” chỉ có ở Trác Bút và đích thị là người thân của ông. “Khi có di vật như vậy thì chúng tôi tin ngay. Sau đó thì thấy hài cốt nhưng không còn gì nhiều nữa, xương đầu chỉ còn mùn; có chỗ thì có vài mẩu xương” - ông Bộ cho hay.
Gia đình và chính quyền địa phương quy tập hài cốt của anh tôi về chôn cất trong nghĩa trang liệt sĩ thị trấn Chờ.
“Kể từ khi đưa anh tôi về đây, gia đình rất năng ra nghĩa trang liệt sĩ để hương khói, nhất là những dịp tiết Thanh minh, ngày giỗ và ngày thương binh liệt sĩ 27-7, coi như là bù đắp phần nào trong suốt hơn 40 năm anh ấy nằm lạnh lẽo giữa rừng sâu. Thế mà bây giờ cơ sự lại như thế này” - ông Tiện than thở.
“Thà rằng chưa đưa được hài cốt anh tôi về, thì gia đình cứ ra nghĩa trang cúng vọng và tưởng niệm cũng đỡ day dứt lương tâm. Vì hoàn cảnh chiến tranh, hiện ở đất nước ta còn rất nhiều gia đình các thân nhân liệt sĩ cũng chưa tìm được hài cốt. Đằng này, ông ấy lại đưa xương thú về và bảo đó là anh tôi, để rồi gia đình khói hương thờ cúng thì thật là quá thất đức” - ông Tiện bức xúc.
“Bây giờ gia đình có nguyện vọng là cơ quan chức năng đưa hài cốt anh tôi đi xét nghiệm ADN. Nếu chính xác thì để đó, còn không thì phải di dời ra khỏi nghĩa trang, chứ không thể thờ cúng cái đống xương thú ấy được” - ông Tiện nói.
Ngôi nhà của vợ chồng cậu Thuỷ ở thôn Trác Bút, thị trấn Chờ. Theo người dân, ngoài ra, “cậu” còn 1 ngôi nhà to, 1 công ty sản xuất tôn và nhiều lô đất ở khu đô thị mới thị trấn Chờ
Cả thị trấn Chờ ngỡ ngàng khi hay tin “cậu Thuỷ” bị bắt. Việc “cậu Thuỷ” bị bắt khiến người dân nơi đây ngỡ ngàng cũng như việc giàu có nhanh một cách bất thường của “cậu” vậy. Theo nhiều người dân thôn Trác Bút, ngoài 2 ngôi nhà rất to ở huyện Yên Phong, “cậu Thuỷ” còn có một công ty sản xuất tôn và có nhiều lô đất ở khu đô thị mới ở thị trấn Chờ.
Được biết, Nguyễn Thanh Thúy (tức “cậu Thủy”, 54 tuổi, thường trú tại thôn Ân Phú, xã Phú Lâm, huyện Tiên Du (Bắc Ninh), từng là công an. Tuy nhiên ông Thúy đã bị loại khỏi ngành vì lạm dụng chức vụ và lừa đảo. Năm 1996, “cậu Thủy” từng bị bắt và đi tù vì tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản và tàng trữ vũ khí quân dụng; đến năm 2005 sau khi ra tù “cậu Thủy” hành nghề tìm mồ mả và bắt đầu nhận tìm mộ liệt sĩ. Tại thôn Trác Bút, “cậu Thuỷ” chỉ tạm trú và sinh sống cùng người vợ thứ hai (bà Mẫn Thị Duyên - PV).
Ông Nguyễn Văn Thảng - một người dân ở Trác Bút, cho biết gia đình “cậu Thuỷ” không qua lại thân tình với ai ở đây, họ cứ “thoắt ẩn, thoắt hiện”. Đi đâu hoặc về nhà đều nhanh chóng cửa đóng, then cài nên chẳng ai biết họ làm gì. Họ cũng không gây thù oán với ai trong làng. “Có điều, ai cũng thắc mắc chỉ mấy năm sau khi ra tù, chẳng biết bằng cách nào mà vợ chồng “cậu Thủy” lại giàu lên nhanh thế” - ông Thảng nói.
VĂN DUẨN (báo NLĐ)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.