»

Chủ nhật, 19/01/2025, 03:28:41 AM (GMT+7)

Cá vây tay cổ đại giải mã quá trình tiến hóa

(11:37:51 AM 18/04/2013)
(Tin Môi Trường) - Các nhà sinh học Mỹ ngày 17/4 cho biết họ đã giải mã thành công ADN của loài cá vây tay có nguồn gốc cổ đại thông qua hóa thạch sống của loài cá này, cung cấp thêm những manh mối giải thích sự thay đổi môi trường sống của một số loài động vật dưới nước di chuyển lên cạn cách đây hàng triệu năm.

Cá vây tay. (Nguồn: biolib.cz)

Kết quả nghiên cứu đặc biệt này đã được đăng tải trên tạp chí danh tiếng Tự nhiên (Nature) của Anh.

Qua phân tích bộ gen của cá vây tay, các nhà khoa học tìm thấy 3 triệu ký tự thuộc mã ADN, có cùng kích cỡ với bộ gen của con người.

Nhà khoa học Jessica Alfoeldi thuộc Viện Công nghệ Massachusetts và Đại học Harvard, Mỹ cho biết các gen của loài cá này nhìn chung tiến hóa chậm hơn nhiều so với tất cả các loài cá khác và các loài có xương sống trên cạn.

Nghiên cứu mới về bộ gen của cá vây tay cho thấy loài cá này là họ hàng gần hơn với động vật bốn chân so với loài cá phổi nước ngọt được phát hiện ở Australia và châu Phi trước đây.

Phát hiện mới cũng khẳng định cá vây tay là một nguồn đặc biệt để nghiên cứu quá trình tiến hóa của những động vật sống dưới nước chuyển lên cạn. Gen của chúng có thể giúp giải thích những thay đổi, bao gồm việc bằng cách nào loài cá lên cạn này phát triển khứu giác để nhận biết không khí và thức ăn, cũng như bằng cách nào hệ thống miễn dịch của chúng thay đổi để phản ứng với vi khuẩn và virus trong môi trường mới.

Cá vây tay từng được xem là đã tuyệt chủng cách đây khoảng 65 triệu năm trước, cùng thời điểm với loài khủng long. Tuy nhiên, giả thuyết này đã bị bác bỏ vì vào năm 1938 khi một chú cá vây tay được tìm thấy ở Nam Phi. Kể từ đó đến nay, có 308 chú cá vây tay khác đã được phát hiện.

Theo các nhà khoa học, việc giải mã gen loài cá vây tay lần này đã mang lại những phát hiện bất ngờ đối với giới khoa học trong suốt niên kỷ qua, giúp làm sáng tỏ thêm những nghiên cứu động vật dưới nước lên cạn.

Theo TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Ý kiến bạn đọc về: Cá vây tay cổ đại giải mã quá trình tiến hóa

  • hello (15:53:33 PM 18/04/2013)Cá vay tay

    Cá này ăn ngon không ta? ^_^

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cá vây tay cổ đại giải mã quá trình tiến hóa

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI