»

Chủ nhật, 19/01/2025, 00:11:48 AM (GMT+7)

Bằng chứng đầu tiên về các con sông có thể kiểm soát cát và bụi sa mạc

(11:56:04 AM 16/10/2013)
(Tin Môi Trường) - Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Quaternary Science Reviews đã tìm thấy bằng chứng đầu tiên là các con sông lớn kiểm soát cát và bụi sa mạc ở miền Bắc Trung Quốc.

Nghiên cứu mới đã tìm thấy những dấu hiệu đầu tiên cho thấy các con sông lớn kiểm soát được cát và bụi ở sa mạc.
 

Nghiên cứu mới đã tìm thấy những dấu hiệu đầu tiên cho thấy các con sông lớn kiểm soát được cát và bụi ở các sa mạc. Nhưng chính xác như thế nào? Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu một chút về hoàng thổ .

 

Hoàng thổ là một trầm tích phù sa được hình thành bởi sự tích tụ của bụi. Bụi hoàng thổ có thể rất dày và thường che phủ cả khu vực. Một trong nơi có nhiều hoàng thổ nhất là cao nguyên hoàng thổ, diện tích 640,00 km2 nằm trên sông Hoàng Hà của Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng có một số lượng lớn hoàng thổ ở trung tâm Hoa Kỳ và châu Âu.

 

Nguồn gốc hình thành bụi hoàng thổ và mối quan hệ của nó với cát là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận trước đây. Vì vậy, để tìm hiểu kỹ hơn về các nguồn gốc này, một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Royal Holloway đã  tập trung nỗ lực vào miền bắc Trung Quốc, nơi hoàng thổ có thể sâu đến 300 feet (1feet = 30,48cm = 0,3048 meter (met).

 

Các nhà nghiên cứu đầu tiên phân tích hạt nhân của những hạt bụi được gió đưa đi khắp các cao nguyên hoàng thổ của Trung Quốc. Sau 2.5 triệu năm đã hình thành nên một lớp trầm tích dày. Họ cũng phân tích sa mạc Mu Us ở Mông Cổ và sông Hoàng Hà - một trong những con sông dài nhất thế giới, để xác định mối liên hệ giữa bụi với các sa mạc và con sông gần đó.

 

Kết quả cho thấy sông Hoàng Hà vận chuyển số lượng lớn trầm tích từ miền bắc Tây Tạng đến sa mạc Mu Us. Điều đó khiến các nhà nghiên cứu cho rằng dòng sông đã đóng góp một khối lượng lớn “nguyên liệu” cho cao nguyên hoàng thổ.

 

"Sông Hoàng Hà cung cấp nước cho cao nguyên phía đông bắc Tây Tạng. Sự cao lên của khu vực này và sự phát triển của hệ thống thoát nước sông Hoàng Hà dường như kiểm soát các mỏ bụi quy mô lớn và hình thành cát trong phần này của Trung Quốc", trưởng nhóm nghiên cứu Tom Stevens từ Bộ địa lý tại Royal Holloway cho biết.

 

"Xác định được sự hình thành và kiểm soát loại loại bụi này là rất quan trọng, vì nó thúc đẩy sự biến đổi khí hậu, năng suất của biển và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe con người. Mối quan hệ của nó với sông Hoàng Hà và miền Tây Tạng có nghĩa trong việc liên kết mạnh mẽ giữa kiến tạo và biến đổi khí hậu. Điều này cho thấy biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra bởi bụi trong khí quyển có thể bị ảnh hưởng bởi sự nâng lên của miền Tây Tạng và những thay đổi trong việc thoát nước của hệ thống con sông chính trong khu vực này".

BẢO TRANG tmt
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bằng chứng đầu tiên về các con sông có thể kiểm soát cát và bụi sa mạc

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI