Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Nghiên cứu mới đã tìm thấy những dấu hiệu đầu tiên cho thấy các con sông lớn kiểm soát được cát và bụi ở sa mạc.
Nghiên cứu mới đã tìm thấy những dấu hiệu đầu tiên cho thấy các con sông lớn kiểm soát được cát và bụi ở các sa mạc. Nhưng chính xác như thế nào? Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu một chút về hoàng thổ .
Hoàng thổ là một trầm tích phù sa được hình thành bởi sự tích tụ của bụi. Bụi hoàng thổ có thể rất dày và thường che phủ cả khu vực. Một trong nơi có nhiều hoàng thổ nhất là cao nguyên hoàng thổ, diện tích 640,00 km2 nằm trên sông Hoàng Hà của Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng có một số lượng lớn hoàng thổ ở trung tâm Hoa Kỳ và châu Âu.
Nguồn gốc hình thành bụi hoàng thổ và mối quan hệ của nó với cát là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận trước đây. Vì vậy, để tìm hiểu kỹ hơn về các nguồn gốc này, một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Royal Holloway đã tập trung nỗ lực vào miền bắc Trung Quốc, nơi hoàng thổ có thể sâu đến 300 feet (1feet = 30,48cm = 0,3048 meter (met).
Các nhà nghiên cứu đầu tiên phân tích hạt nhân của những hạt bụi được gió đưa đi khắp các cao nguyên hoàng thổ của Trung Quốc. Sau 2.5 triệu năm đã hình thành nên một lớp trầm tích dày. Họ cũng phân tích sa mạc Mu Us ở Mông Cổ và sông Hoàng Hà - một trong những con sông dài nhất thế giới, để xác định mối liên hệ giữa bụi với các sa mạc và con sông gần đó.
Kết quả cho thấy sông Hoàng Hà vận chuyển số lượng lớn trầm tích từ miền bắc Tây Tạng đến sa mạc Mu Us. Điều đó khiến các nhà nghiên cứu cho rằng dòng sông đã đóng góp một khối lượng lớn “nguyên liệu” cho cao nguyên hoàng thổ.
"Sông Hoàng Hà cung cấp nước cho cao nguyên phía đông bắc Tây Tạng. Sự cao lên của khu vực này và sự phát triển của hệ thống thoát nước sông Hoàng Hà dường như kiểm soát các mỏ bụi quy mô lớn và hình thành cát trong phần này của Trung Quốc", trưởng nhóm nghiên cứu Tom Stevens từ Bộ địa lý tại Royal Holloway cho biết.
"Xác định được sự hình thành và kiểm soát loại loại bụi này là rất quan trọng, vì nó thúc đẩy sự biến đổi khí hậu, năng suất của biển và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe con người. Mối quan hệ của nó với sông Hoàng Hà và miền Tây Tạng có nghĩa trong việc liên kết mạnh mẽ giữa kiến tạo và biến đổi khí hậu. Điều này cho thấy biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra bởi bụi trong khí quyển có thể bị ảnh hưởng bởi sự nâng lên của miền Tây Tạng và những thay đổi trong việc thoát nước của hệ thống con sông chính trong khu vực này".