»

Chủ nhật, 19/01/2025, 02:19:54 AM (GMT+7)

Bí ẩn giếng nước thần kị… đàn bà

(20:12:41 PM 20/01/2013)
(Tin Môi Trường) - Người Ma Coong ở xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đang lưu giữ một báu vật trời cho, ấy là giếng nước thần bí ở lưng chừng đỉnh Trường Sơn. “Thần giếng” lại chẳng ưa những người phụ nữ đến tháng, hoặc vừa nở nhụy khai hoa...

Thông tin về giếng nước kỳ lạ ấy chúng tôi vô tình… chộp được trong bữa cơm trưa ở UBND xã Thượng Trạch. Giữa những ngày trời như đổ lửa, thông tin ấy đã khiến chúng tôi kinh ngạc, muốn thực mục sở thị giếng nước có một không hai ấy.

 

Kiệt tác trên núi cao

Ngay sau bữa trưa, chẳng thể đợi cái nắng cháy da bỏng thịt nhạt bớt, chúng tôi đã cùng ông Đinh Toại, người được đích danh Chủ tịch xã Đinh Hợp cử làm “hướng dẫn viên”, tức tốc lên đường. Ông thầy lang cao tay Đinh Toại là em trai của ông Đinh Xon - chủ đất của người Ma Coong. Với đồng bào nơi rừng xanh núi thẳm cách xa ánh điện phồn hoa tới hơn trăm cây số này thì chủ đất là người vô cùng uy tín.

 

Người Ma Coong ở Thượng Trạch đang sống trong những tháng ngày khô hạn. Chủ tịch xã Đinh Hợp bảo, với thời tiết khắc nghiệt như trên, năm nay lại là một năm thiếu đói nữa với đồng bào ông.

Tuy nhiên, dù khí hậu có khắc nghiệt đến mấy thì dân xã ông cũng chẳng lo âu nhiều, bởi giếng thần vẫn ăm ắp nước.

Theo ông Đinh Toại thì giếng nước kỳ lạ trên toạ lạc ở đỉnh núi đối diện với uỷ ban xã, dưới tán rừng mà từ xa trông lên chỉ thấy một màu ngăn ngắt. Theo chân ông, chúng tôi băng qua con suối đầy đá cuội gập ghềnh.

Càng đi càng thấy sự khắc nghiệt của núi rừng. Những quả đồi khô khốc nối tiếp nhau... Qua những quả đồi trọc với nham nhở những thân cây cháy đen sì là đến rừng già.

Lần mò trong rừng cỡ hơn giờ đồng hồ, ông Đinh Toại dẫn chúng tôi đến một quả núi chỉ toàn đá vôi. Chỗ này thưa bóng cây nên trời sáng bạch. Theo đường mòn, chúng tôi leo lên đỉnh núi. Khi vừa đến một bãi đá bằng, ông Đinh Toại ra hiệu cho chúng tôi dừng chân.

Chiếc[-]giếng[-]thần[-]kỳ[-]trên[-]đỉnh[-]núi[-]đá[-]-[-]nước[-]trong[-]giếng[-]không[-]bao[-]giờ[-]vơi[-]cạn.
Chiếc giếng thần kỳ trên đỉnh núi đá - nước trong giếng không bao giờ vơi cạn.

 

Theo hướng tay chỉ của Đinh Toại, chúng tôi không khỏi kinh ngạc khi tận thấy một kiệt tác của tự nhiên. Một miệng giếng tròn vành vạnh lộ ra trên chỏm núi, nhô hẳn khỏi phiến đá phẳng lỳ. Xung quanh giếng vẫn vương vãi nhiều dụng cụ lấy nước tự tạo của những người đi rừng.

Đang định tiến lại nơi miệng giếng thì chúng tôi bất ngờ bị Đinh Toại ngăn lại. Chưa kịp hiểu chuyện gì thì ông đã quỳ xuống, mặt nghiêm trang, miệng lẩm nhẩm những câu gì đó bằng tiếng dân tộc. Vài phút sau, hướng về phía đỉnh núi, ông chắp tay vái lạy.

Làm xong thủ tục lạ lùng đó, quay về phía chúng tôi, Đinh Toại bảo, ông vừa cầu khấn xin Giàng cho chúng tôi đến thăm giếng thần. Sở dĩ ông phải làm vậy là bởi tộc người của ông cho rằng, giếng nước trên là giếng nước của Giàng, của thần linh. Chỉ có thánh thần mới khiến giếng nước này xuất hiện đúng lúc để giúp tộc người ông thoát khỏi cơn đại hoạ.

Vượt qua đại họa

Chuyện đó xảy ra đã mấy chục năm. Những nguời cùng độ tuổi như Đinh Toại ở vùng đất này vẫn chẳng thể nào quên được. Những năm 60 của thế kỷ trước, đường 20 xuyên qua Thượng Trạch là điểm bắn phá ác liệt của quân Mỹ.

Trong một đận trốn chạy bão đạn mưa bom, người Ma Coong đã phải bỏ làng lên núi, náu mình trong những mái đá khổng lồ. Lúc chạy tránh bom chẳng ai nghĩ đến một điều, rằng trên ngọn núi này chẳng có lấy một giọt nước, chỉ đến lúc khát cháy họng mọi người mới hốt hoảng nhận ra sự thật kinh hoàng đó...

Bom vẫn rơi, đạn vẫn nổ ầm ầm... Xuống bản sẽ bị chết vì bom, cố thủ trên núi sẽ chết khát. Sau nhiều ngày sống trong vô vọng, nhiều người đã nghĩ đến cái chết đang chờ đợi. Đúng lúc đó như có thần linh mách bảo, mấy người dân leo lên trên ngọn núi đá cao nhất nhìn về bản làng đang mịt mù khói lửa thì bất ngờ phát hiện ra giếng nước.

Cứ như ông trời vừa mới khơi chiếc giếng ra để cứu vớt người dân. Giếng lại nằm ở vị trí rất… lạ kỳ là trên mỏm đá, tròn vành vạnh, nước trong veo. Cả khu rừng không có nước, các vách đá không có nước, ấy vậy mà trên mỏm đá ấy, giếng lại “mọc ra” một cách khó tin.

Điều lạ nữa là giếng nhỏ nhưng dù cả trăm người dùng nước trong giếng vẫn chẳng hề vơi cạn... Để chứng minh điều kỳ diệu đó, Đinh Toại liên tục dùng bắng nứa để múc nước ra, thế nhưng múc đến đâu ngay lập tức nước lại dâng lên đến đó...

Chuyện kiêng kị khó tin

Gặp lại chúng tôi, khi được hỏi chuyện giếng thần không ưa đàn bà thật hay chỉ là lời đồn, ông Đinh Hợp khẳng định chuyện này là hoàn toàn có thật, ông đã từng được nhiều lần chứng kiến. Và, cũng bởi sự thật này mà mấy chục năm nay, không chỉ phụ nữ đến tháng, phụ nữ mới sinh nở mà tất thảy đàn bà, con gái ở đất này đã không dám mon men đến cạnh “giếng thần”.

Ông Đinh Hợp kể, đồng bào dân tộc ông phát hiện ra chuyện lạ lùng này cũng chính từ đợt đi trú bom Mỹ mấy chục năm về trước. Khi ấy, giữa khu rừng vắng, khi đàn ông ra múc nước tắm giặt ào ào thì chẳng sao, thế nhưng cứ đám đàn bà con gái rủ nhau ra giếng thì giếng lại sôi lên ùng ục.

Không chỉ có vậy, những lúc ấy, bọ gậy, rồi các đám vẩn đục không biết từ đâu tuôn lên mặt giếng. Tuy nhiên, khi những phụ nữ này đi khỏi thì sự cố lạ kỳ trên cũng biến mất, nước trong giếng lại trong xanh, đám cung quăng đen kịt cũng từ từ lặn mất.

Ông Đinh Hợp kể, trước sự kiện lạ lùng đó, khi ấy, dân bản cho rằng, trong số những phụ nữ đến giếng có người đã bị “con ma rừng” nó ám nên mới khiến thần giếng nổi giận. Tuy nhiên, sau vài lần kiểm tra dân bản đã đi đến kết luận: Chỉ những phụ nữ mới sinh, đang ở cữ cùng những người đàn bà đến tháng mới khiến “thần giếng” nổi cơn tam bành.

Theo Dân Việt
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bí ẩn giếng nước thần kị… đàn bà

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI