Sống xanh » Gia đình xanh
Báu vật
(13:58:16 PM 25/07/2011)
Qua bến đò ngang chừng 10 cây số, bỗng bà nghe văng vẳng có tiếng trẻ khóc khản đặc trong nghĩa địa.
Lần theo tiếng khóc, bà Hiền bắt gặp bé gái chừng 6 tháng tuổi gói chặt trong nhiều tầng tã lót, dưới đầu bé là chiếc gối bông, bên trong có tờ tiền 10 đồng và mảnh giấy ghi mấy chữ nguệch ngoạc: “Ông, bà, cô, bác nào chôn hộ đứa bé này, tôi kính biếu 10 đồng trong gối. Tôi không thể nuôi con cho kẻ bội bạc là cha nó.”
Bà Hiền nghẹn ngào, rơi nước mắt, ẵm lấy thân hình lạnh ngắt, run rẩy, tím bầm trong sương gió mùa đông.
Bỏ phiên chợ ẵm đứa bé, quay trở về nhà, bà còn bị trạm thuế bắt giữ thúng đậu, vì tội “vận chuyển nông sản trái phép”.
Bà an ủi hai người con là thằng Tâm, cái Hậu: “Chục cân đậu xanh phải đổi bằng mồ hôi nước mắt nhà mình một nắng hai sương suốt mấy tháng trời, thật không nhỏ. Nhưng cứu được mạng người là cái đức, mẹ để lại cho các con. Cái đức khó có ai nhìn thấy, nhưng nó lớn hơn vàng và tồn tại mãi mãi. Những ai biết làm người thì phải nhận thức ra điều đó. Các con hãy cùng mẹ nuôi dưỡng em bé này. Báu vật của ông Trời cho đấy.”
Bé gái được bà khai sinh, đặt tên là Nguyễn Hiền Thương. Bà muốn bù đắp cho nó tất cả tình thương người mẹ.
Tối hôm ấy, Vũ Thị Tàn, người phụ nữ có gương mặt nanh ác, dáng đi “trọng đất khinh trời”, mò mẫm vào nghĩa địa, tay cầm đèn pin, len lén xăm soi ngôi mộ - nơi chị đã đang tâm bỏ liều đứa con dứt ruột của mình.
Ngồi sụp xuống mộ, chị ta gào lên, như con mèo vừa tỉnh lại, sau cơn điên, hối hận vì đã cắn chết con mình!
Tàn có chồng là Oánh - một thủy thủ thuộc Cục vận tải đường sông, chở hàng phục vụ chiến trường phía Nam.
Là xã viên HTX nông nghiệp ở quê nhà, chị lọt vào cặp mắt “Tây Môn Khánh” của Mão - một nhân vật cường hào nông thôn.
Một lần Mão hẹn chị tới nhà riêng, vợ con hắn đều về đám giỗ bên ngoại. Cơn mưa rào mùa hạ dữ dội, kéo dài từ chiều đến tối mịt. Mão giở trò sàm sỡ. Phần ham lợi vì số công điểm được Mão ghi khống, phần vì sự yếu lòng, Tàn đã ngã vào vòng tay con quái vật râu xanh từng trải ấy.
Nghe trong mình thèm của chua, buồn ói, thực hiện kế sách của Mão, Tàn vội tìm vào cơ quan thăm chồng, mong che lấp tội lỗi của mình.
Phát hiện thái độ không bình thường của vợ, đếm ngược thời gian ngày Tàn sinh con về trước, Oánh chưa kịp phỏng vấn, thì Tàn đã có bằng chứng đối phó là giấy xác nhận “thai lên tháng” của bác sĩ sản khoa.
Thời ấy, biện pháp xét nghiệm ADN chưa được áp dụng phổ cập rộng rãi như bây giờ, nên giấy tờ giả mạo của Tàn còn có chỗ đứng.
Tin vào tai mắt quần chúng, nghi ngờ hành động bất minh của vợ, đồng thời bắt được lá thư của Mão bày mưu, tính kế cho Tàn lừa dối mình, Oánh quyết định ly hôn.
Sau ly hôn, Tàn vẫn cố kêu là những kẻ xấu bụng đã mạo thư làm hại mình. Thực ra, Tàn không có ý định bỏ con, chị muốn đặt nó ở gần nhà ông Lành chú ruột chồng, chắc chắn khi mọi người đi làm ruộng phát hiện, cơ quan an ninh thông báo, chị sẽ đến xin nhận con, kêu oan với chú Lành, nhờ tác động của ông, chị sẽ đoàn tụ với Oánh, như một người vợ hiền được giải oan.
Bánh xe của Tạo Hóa lạnh lùng quay theo quy luật sự thật và lẽ công bằng. Tàn vội đứng dậy, ngửa mặt nhìn bóng trăng khuya, chị hình dung cô Hằng Nga bội bạc với Hậu Nghệ, đang đồng cảm với mình...
Huyền thoại ấy liệu có thật không? Tàn cười, rồi bỗng chị vừa khóc, vừa hốt hoảng chạy trong bóng đêm, như sợ oan hồn đứa con hiện lên, thảm thiết đòi mạng sống.
Bây giờ Tâm và Hậu đã có đầy đủ các cháu nội ngoại. Thương trở thành doanh nhân thành đạt, cô đón bà Hiền về ở chung.
Mọi điều bí ẩn đều được thời gian giải mã, có tin đồn ông Mão giàu có, sinh nghiện ngập, đã chết vì căn bệnh thế kỷ. Bà Tàn bị bệnh tâm thần, đã bỏ đi biệt tích.
Thương thường tham gia phong trào làm công đức ở khắp nơi. Cô còn thường xuyên đến thăm hỏi, nhường cơm, sẻ áo cho bệnh nhân ở những bệnh viện tâm thần, thành viên ở các nhà dưỡng lão.
Bà Hiền cũng không giấu Thương chuyện quá khứ, vì bà đã quen cách sống chân thực.
Sớm nay, Thương nói với bà Hiền:
- Bữa nay, con đi theo đoàn Hội Chữ Thập Đỏ vào thăm trại dưỡng lão trong chùa Diệu Pháp, chừng 3 ngày mẹ ạ. Con đã dặn chị Yến giúp việc chăm sóc mẹ chu đáo. Nhưng nếu có gì cần thiết, mẹ cứ điện thoại, con sẽ về ngay.
Lục tìm mảnh giấy trong hòm, bà Hiền trao cho Thương:
- Đây là bút tích của mẹ con. Mẹ cầu chúc cho con đi về bình an. Mẹ mong có ngày con đón được bà ấy về đây, con có được cơ hội báo đền công ơn mang nặng đẻ đau.
Lau vội giọt nước mắt, Thương nghẹn ngào:
- Cảm ơn mẹ, con đi.
Thắp nén hương lên bàn thờ tiên tổ, bà thành kính: “Cảm tạ công đức tổ tiên đã chỉ đường cho con có thêm đứa con hiếu thảo. Thật là báu vật. Xin cho nó được thượng lộ bình an”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
- Cách cúng giao thừa và bày mâm ngũ quả vì sao là 'cầu dừa đủ xoài'
- Có lễ "tiễn Táo" vậy lễ "rước Táo mới" về nhà diễn ra như thế nào?
- Khôi phục môn nữ công gia chánh, dạy thiếu nữ Huế biết nấu cơm gia đình
- Bài cúng giao thừa 2021 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
- Năm nay, cúng ông Công ông Táo ngày nào
- Những việc cần làm để tránh ô nhiễm không khí trong nhà
- Thái Lan tạo mưa nhân tạo giúp dân chống hạn
- Gia đình Sài Gòn bị nhầm là trồng rau "đột biến" vì quá tốt
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?