»

Thứ năm, 21/11/2024, 11:05:10 AM (GMT+7)

Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cụ gạo gần 750 năm gắn với cuộc đời công chúa nhà Trần

(06:43:53 AM 08/01/2024)
(Tin Môi Trường) - Tại di tích lịch sử văn hóa quốc gia đền Mõ ở Hải Phòng, nơi thờ tự công chúa Quỳnh Trân thời nhà Trần, trước cửa đền có trồng hai cây gạo và nhãn. Cả 2 cây đều được công nhận là cây di sản, trong đó "cụ" gạo có tuổi đời gần 750 năm, là cây gạo nhiều tuổi nhất Việt Nam.

Ở Việt Nam, hiếm có nơi nào mà cùng một địa danh có tới 2 cây di sản như ở đền Mõ (thôn Nghi Dương, xã Ngũ Phúc, H.Kiến Thụy, TP.Hải Phòng). Và "cụ" gạo với gần 750 tuổi chính là kỷ vật mà công chúa Quỳnh Trân để lại cho hậu thế.

 
Bén duyên với Phật pháp, dùng tiếng mõ để chiêu dân, lập ấp
 
Cuối thu, chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ, trao đổi với ông Hoàng Minh Việt, là phó ban khánh tiết, thủ nhang di tích lịch sử văn hóa quốc gia đền Mõ. Theo ông Việt, công chúa Quỳnh Trân là con gái của vua Trần Thánh Tông, chị gái của vua Trần Nhân Tông, do mộ Phật pháp nên đã xuống tóc đi tu và chọn vùng đất Nghi Dương làm nơi tu hành vào năm 1284.
 
Tại đây, bà đã lập am thờ Phật, khai dân lập ấp, dạy cho dân cách trồng dâu nuôi tằm, chỉ bảo cho người dân cách trồng lúa nước. Hàng ngày, bà dùng tiếng mõ để tụng kinh, đồng thời cũng là hiệu lệnh để chiêu dân, lập chợ, sau đó cũng nhờ tiếng mõ của bà mà đã hình thành nên các công trình như đền Mõ, chùa Mõ, chợ Mõ…
 
Độc[-]đáo[-]cây[-]di[-]sản[-]Việt[-]Nam:[-]Cụ[-]gạo[-]gần[-]750[-]năm[-]gắn[-]với[-]cuộc[-]đời[-]công[-]chúa[-]nhà[-]Trần
Khu di tích lịch sử quốc gia đền Mõ - ảnh: MINH PHONG
 
Trong những năm tháng nhà Trần đánh đuổi giặc ngoại xâm Nguyên - Mông, bà đã hô hào người dân đóng góp sức người sức của để giúp quân và dân nhà Trần thắng trận. Sau này, khi được vua ban công, bà chỉ xin được miễn thuế trong vòng 5 năm cho người dân tổng Nghi Dương.
 
Công chúa Quỳnh Trân được mọi người trong vùng gọi với cái tên trìu mến "Bà chúa Mõ". Khi mất, bà được người dân trong vùng lập đền Mõ để thờ phụng, hương khói quanh năm. Năm 1992, đền Mõ được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
 
Ông Nguyễn Sỹ Mạnh, Phó chủ tịch UBND xã Ngũ Phúc, cho biết lễ hội đền Mõ tưởng nhớ, tri ân công chúa Quỳnh Trân được tổ chức vào 3 ngày, từ 12.2 - 14.2 âm lịch hằng năm thu hút rất đông du khách trong và ngoài huyện. Dự kiến năm 2023, khu di tích này thu hút hơn 30.000 lượt khách du lịch, người dân địa phương đến vãn cảnh, thắp hương, dâng lễ.
 
Chăm sóc, giữ gìn 'cụ' gạo, kỷ vật của công chúa Quỳnh Trân
 
Bước qua cổng tam quan của đền Mõ, đập vào mắt du khách là 2 cây cổ thụ với cành lá xum xuê, rợp bóng sân đền. Bên trái đền là cây gạo, còn bên phải là cây nhãn.
 
Ông Hoàng Minh Việt cho hay, theo lời kể của các bậc cao niên trong vùng, cây gạo do chính tay "Bà chúa Mõ" là Quỳnh Trân công chúa trồng một năm sau ngày bà về đây lập am tu hành.
 
Độc[-]đáo[-]cây[-]di[-]sản[-]Việt[-]Nam:[-]Cụ[-]gạo[-]gần[-]750[-]năm[-]gắn[-]với[-]cuộc[-]đời[-]công[-]chúa[-]nhà[-]Trần
Cây gạo đại cổ thụ với gần 750 tuổi tỏa bóng kín khoảng sân đền Mõ - ảnh: MINH PHONG
 
Sinh thời, vào một ngày tháng 2, thời tiết hạn hán, nhiều tháng không có mưa, sông ngòi, ao hồ cạn kiệt, có bầy trẻ nhỏ chăn trâu đã tới trước cửa đền để xin bà nước uống. Trước cửa đền có cái giếng khơi, nhìn xuống giếng nước đã cạn kiệt, bà bảo đám trẻ hãy thi đấu vật dưới gốc cây gạo rồi bà sẽ cho nước uống. Khi đám trẻ đang thi vật thì trời lập tức đổ mưa. Từ đó hạn hán chấm dứt, mưa thuận gió hòa, nhân dân lại được mùa màng bội thu.
 
Độc[-]đáo[-]cây[-]di[-]sản[-]Việt[-]Nam:[-]Cụ[-]gạo[-]gần[-]750[-]năm[-]gắn[-]với[-]cuộc[-]đời[-]công[-]chúa[-]nhà[-]Trần
Cây gạo được công nhận là Cây di sản Việt Nam vào năm 2011 - ảnh: MINH PHONG
 
Trải qua thời gian cùng những thăng trầm của lịch sử, dưới mưa bom bão đạn chiến tranh cũng như thiên tai, bão lũ, "cụ" gạo vẫn hiên ngang đứng đó, sừng sững cùng tuế nguyệt. Đến nay, cây có chiều cao hơn 30 mét, đường kính gốc hơn 2,5 m, tán lá bao phủ trên diện tích hàng trăm mét vuông. Nhìn "cụ" gạo đền Mõ bốn mùa xanh tốt, ít người nghĩ cây đã gần 750 tuổi. Dưới gốc, có một bia cổ được lập từ thời vua Thành Thái.
 
Từ khoảng cách 2 - 3 km vẫn quan sát thấy cây gạo. Lại gần, cây có thân chính và thân phụ giống hình ảnh người mẹ đang ôm ấp, vỗ về con nhỏ. Vì thế, người dân trong vùng tin rằng, những cặp vợ chồng hiếm muộn đường con cái, chỉ cần cùng nhau đến chạm vào phần vỏ nơi gốc cây hay khấn xin "Bà chúa Mõ" và lấy một chút vỏ cây về đem gối đầu giường sẽ nhanh chóng thụ thai như ý.
 
Năm 2011, cây gạo đền Mõ được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là Cây di sản Việt Nam (xếp thứ 65/70 cây được tổ chức này vinh danh và là cây gạo duy nhất trong danh sách đến thời điểm đó). Năm 2012, cây gạo này tiếp tục được Trung tâm xác lập kỷ lục Việt Nam công nhận và tôn vinh là cây gạo nhiều năm tuổi nhất Việt Nam.
 
Ngoài "cụ" gạo trước cửa đền Mõ, hiện nay khu vực xung quanh đền có 4 cây gạo khác đều là thế hệ con cháu của "cụ", ước tính các cây này cũng có tuổi đời hàng trăm năm.
 
Độc[-]đáo[-]cây[-]di[-]sản[-]Việt[-]Nam:[-]Cụ[-]gạo[-]gần[-]750[-]năm[-]gắn[-]với[-]cuộc[-]đời[-]công[-]chúa[-]nhà[-]Trần
Cây nhãn với tuổi đời hơn 500 năm đến nay vẫn tươi tốt - ảnh: MINH PHONG

Độc[-]đáo[-]cây[-]di[-]sản[-]Việt[-]Nam:[-]Cụ[-]gạo[-]gần[-]750[-]năm[-]gắn[-]với[-]cuộc[-]đời[-]công[-]chúa[-]nhà[-]Trần

Cây nhãn được công nhận là Cây di sản Việt Nam vào năm 2022 - ảnh: MINH PHONG
 
Phía bên phải đền, cây nhãn cổ thụ có tuổi đời hơn 500 tuổi cũng được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là Cây di sản Việt Nam vào năm 2022, dưới gốc cây còn lưu giữ bia cổ từ thời nhà Mạc.
 
Để bảo tồn, phát huy giá trị khu di tích đền Mõ cũng như cây gạo, cây nhãn là 2 cây di sản, ngoài việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật để cho cây sinh trưởng tốt, trên cơ sở đề xuất của xã, UBND H.Kiến Thụy đang nghiên cứu, xem xét kế hoạch mở rộng khuôn viên khu di tích từ hơn 1,2 héc ta hiện tại lên hơn 2,8 héc ta. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, quảng bá tới đông đảo du khách gần xa để phát triển hơn nữa loại hình du lịch văn hóa, tâm linh.
 
Độc[-]đáo[-]cây[-]di[-]sản[-]Việt[-]Nam:[-]Cụ[-]gạo[-]gần[-]750[-]năm[-]gắn[-]với[-]cuộc[-]đời[-]công[-]chúa[-]nhà[-]Trần
Hai cây di sản như những vị tướng quân đứng sừng sững trước cửa đền Mõ - ảnh: MINH PHONG
 
Ngày ngày, hai cây đại cổ thụ như hai vị tướng quân bảo vệ trước cửa đền, như những vị trưởng lão, tỏa bóng mát che chở cho con dân trong làng. Người dân địa phương đi xa về gần đều đến cung kính thắp hương, vãn cảnh, bảo ban các thế hệ con cháu nâng cao ý thức giữ gìn giá trị văn hóa mà ông cha để lại.
(MINH PHONG - báo TNO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cụ gạo gần 750 năm gắn với cuộc đời công chúa nhà Trần

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9

Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9

(Tin Môi Trường) - Hòa chung với niềm phấn khởi tự hào của nhân dân cả nước đón chào Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), nhân dân làng Vạn Lộc, xã Xuân Phong (được sát nhập thành xã Xuân Giang từ ngày 01/9/2024), huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định long trọng tổ chức lễ công bố quyết định và đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam.

VACNE 30 năm
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI