»

Thứ bảy, 18/01/2025, 19:22:37 PM (GMT+7)

Voi có thể phân biệt các ngôn ngữ khác nhau

(13:42:10 PM 11/03/2014)
(Tin Môi Trường) - Những chú voi châu Phi có thể phân biệt được các ngôn ngữ khác nhau của con người và khả năng này có thể giúp chúng tránh được nguy cơ bị tấn công và tồn tại an toàn trong môi trường tự nhiên. Đây là kết luận được đưa ra trong nghiên cứu khoa học công bố trên tạp chí của Học viện Khoa học quốc gia Mỹ số ra ngày 10/3.

Ảnh: TL


Các nhà khoa học thuộc Đại học Sussex của Anh và các chuyên gia Dự án Nghiên cứu voi ở Kenya đã cho hàng trăm chú voi thuộc 47 bầy voi khác nhau ở Công viên Quốc gia Amboseli, Kenya nghe những đoạn ghi âm các ngôn ngữ của con người và theo dõi phản ứng của chúng. Các đoạn ghi âm bao gồm ngôn ngữ của người bản địa Maasai  sống chủ yếu ở khu vực Đông Phi và người Kamba ở Kenya. Người Maasai có tập quán chăn thả gia súc trên những cánh đồng rộng lớn, do đó thường đánh đuổi với những bầy voi trong vùng để tranh giành nguồn nước và những cánh đồng. Nhiều con voi đã bị giết hại trong các cuộc đuổi đánh này. Trong khi đó, người Kamba chủ yếu sinh sống bằng trồng trọt hoặc làm nhân viên sở thú và hiếm khi tác động tới môi trường sống của những chú voi. 


Các chú voi được nghe đoạn ghi âm cùng một câu nói "Hãy nhìn xem, bầy voi đang tiến đến" bằng cả hai ngôn ngữ Maasai và Kamba. Kết quả cho thấy khi nghe thấy giọng nói của những người đàn ông Maasai, những chú voi lập tức tập trung lại thành một nhóm, sau đó dùng vòi của mình để ngửi thăm dò xung quanh, rồi thận trọng quay đầu bỏ đi. Tuy nhiên, khi nghe giọng phụ nữ, trẻ em Maasai hoặc giọng đàn ông Kamba, những chú voi không phản ứng như vậy. Điều này cho thấy voi có thể phân biệt cả giọng nói theo độ tuổi và giới tính để xác định đâu là bạn, đâu là thù. Cũng theo báo cáo, những con voi cái già có khả năng phân biệt các ngôn ngữ khác nhau tốt nhất.


Trong một nghiên cứu khoa học công bố hồi tháng trước, những chú voi thậm chí còn có thể phát ra những tiếng kêu báo động tới đồng loại khi phát hiện có con người tới gần. Nhiều nghiên cứu khác công bố trước đó cũng cho thấy phản ứng của voi khi nghe thấy giọng nói con người khác với khi nghe tiếng gầm của sư tử, mặc dù cùng là các nguy cơ bị tấn công giống nhau. Theo đó, trong trường hợp đối mặt với sư tử, các chú voi cũng có xu hướng chụm lại, song quây thành vòng tròn sao cho những chú voi con ở giữa để bảo vệ voi con khỏi bị sư tử tấn công, rồi sau đó tiến dần về phía sư tử nhằm hăm dọa và xua đuổi chúng. Tuy nhiên, voi không phải là loài động vật duy nhất có khả năng phân biệt giọng nói con người. Trước đó, loài cá heo mũi to ở Brazil, đười ươi, quạ và những chú chó sống ở thảo nguyên cũng được phát hiện là có biệt tài này.


Voi châu Phi có tên khoa học là Loxodonta là loài động vật lớn nhất trên Trái Đất ngày nay. Những con voi đực to lớn có trọng lượng lên tới 7,5 tấn và cao 4 mét, trong khi những con voi cái nhỏ nhất nặng 3 tấn và cao 2,7 mét. Voi châu Phi được xếp vào "sách đỏ" động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng do chúng đang mất dần môi trường sống và nạn săn bắn lấy ngà voi trái phép tràn lan. Voi cũng được coi là thông minh nhất trong số các loài động vật.

 

(TTXVN)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Voi có thể phân biệt các ngôn ngữ khác nhau

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI