»

Thứ bảy, 18/01/2025, 19:32:36 PM (GMT+7)

Thừa Thiên Huế: Hàng vạn con còng đá tím di cư trên bãi biển

(11:05:16 AM 21/11/2016)
(Tin Môi Trường) - Một hiện tượng lạ đã xuất hiện vào những ngày giữa tháng 11 tại khu vực cửa biển Chu Mới và Lạch Giang (xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) khi hàng chục nghìn con còng đá biển màu tím rất lạ đi di cư và kiếm ăn.

Thừa[-]Thiên[-]Huế:[-]Hàng[-]vạn[-]con[-]còng[-]đá[-]tím[-]di[-]cư[-]trên[-]bãi[-]biển

Thừa[-]Thiên[-]Huế:[-]Hàng[-]vạn[-]con[-]còng[-]đá[-]tím[-]di[-]cư[-]trên[-]bãi[-]biển 

Hàng chục nghìn con còng đá xuất hiện trên bãi biển Phú Lộc, Thừa Thiên Huế

 
Theo đó, các loài còng đá này đi thành từng đàn, kiếm ăn dưới nước biển, nước lợ và những vùng đá có bám rêu ẩm trên bãi biển. Tổ của loài này được tạo ngay trên bãi cát; khi gặp người lạ, chúng liền chui ngay xuống cát tạo thành hàng nghìn đụn cát li ti trên bãi biển.
 
Vẻ ngoài của loài còng này khác với con còng "dã tràng xe cát” vốn có màu trắng. Loài còng đá này có thân màu tím nhạt, chân màu trắng, di chuyển chậm, mỗi con còng to bằng ngón chân cái.
 
Một cán bộ thuộc Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế qua xác minh hình ảnh ban đầu nhận định đây là loài còng đá sống ở vùng nước lợ mặn, thuộc họ Decapoda kém tiến hóa, bộ giáp xác 10 chân.
 
Ông Nguyễn Minh Đức, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế cho hay, sự xuất hiện với mức độ dày đặc của loài còng này ở vùng biển Thừa Thiên Huế là điều hiếm thấy.
 
Một số người dân địa phương ở xã Lộc Vĩnh cho biết, thỉnh thoảng họ vẫn gặp loài còng này nhưng chỉ vài con nhỏ lẻ chứ không đến mức dày đặc như những ngày qua. Theo người dân, có thể do biến đổi khí hậu kèm theo dòng chảy ở khu vực cửa biển Chu Mới thay đổi loài còng đá tím mới di cư nhiều đến vậy.
 

Thừa[-]Thiên[-]Huế:[-]Hàng[-]vạn[-]con[-]còng[-]đá[-]tím[-]di[-]cư[-]trên[-]bãi[-]biển 

Những đụn cát nhỏ li ti - nơi trú ẩn của loài còng - trên bãi biển.
Thừa[-]Thiên[-]Huế:[-]Hàng[-]vạn[-]con[-]còng[-]đá[-]tím[-]di[-]cư[-]trên[-]bãi[-]biển
Cận cảnh các con còng đá màu tím hiếm gặp
Thừa[-]Thiên[-]Huế:[-]Hàng[-]vạn[-]con[-]còng[-]đá[-]tím[-]di[-]cư[-]trên[-]bãi[-]biển
Một con còng đá được người dân bắt.
Đại Dương/Dân trí
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thừa Thiên Huế: Hàng vạn con còng đá tím di cư trên bãi biển

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI