»

Thứ năm, 21/11/2024, 19:45:07 PM (GMT+7)

Theo chân ngư dân Alaska bắt cua hoàng đế khổng lồ

(08:26:23 AM 16/12/2014)
(Tin Môi Trường) - Vào mùa thu và những tháng đầu đông, ngư dân Alaska, Mỹ lại lên thuyền ra biển đánh bắt cua hoàng đế, loài thủy sản giá trị cao sống dưới đáy vùng biển lạnh giá.

 [-]Theo[-]chân[-]ngư[-]dân[-]Alaska[-]bắt[-]cua[-]hoàng[-]đế[-]khổng[-]lồ[-]

Cua Hoàng đế Alaska có kích thước lớn hơn rất nhiều so với các loài cua khác. Chúng sống ở độ sâu 200 đến 400 m ở vùng biển lạnh giá gần Bắc Cực.

[-]Theo[-]chân[-]ngư[-]dân[-]Alaska[-]bắt[-]cua[-]hoàng[-]đế[-]khổng[-]lồ[-]

Việc đánh bắt cua Hoàng đế thường gặp rất nhiều trở ngại vì ngư dân phải ra khơi trong mùa biển động, với nhiệt độ dưới 0 độ C.

 

[-]Theo[-]chân[-]ngư[-]dân[-]Alaska[-]bắt[-]cua[-]hoàng[-]đế[-]khổng[-]lồ[-]

Người ta sử dụng những chiếc lồng bằng thép hình tròn hoặc hình vuông, đan lưới để bắt cua dưới đáy biển. Trung bình, mỗi lồng cua này nặng hàng trăm kg. Nó được kéo lên tàu nhờ hệ thống tời và cần cẩu.

 

[-]Theo[-]chân[-]ngư[-]dân[-]Alaska[-]bắt[-]cua[-]hoàng[-]đế[-]khổng[-]lồ[-]

Do chính quyền Alaska chỉ cho phép đánh bắt cua vào mùa thu và đầu mùa đông để bảo tồn loài sinh vật này nên ngư dân phải ra khơi dù thời tiết lạnh giá. Nước biển đóng băng trên thành tàu sau khi sóng lớn hất chúng lên boong.

 

[-]Theo[-]chân[-]ngư[-]dân[-]Alaska[-]bắt[-]cua[-]hoàng[-]đế[-]khổng[-]lồ[-]

Việc đánh bắt cua thường diễn ra liên tục trong nhiều ngày và thời gian giữa các mẻ lưới là lúc để các thủy thủ nghỉ ngơi. Dù được các loại phương tiện cơ giới hỗ trợ nhưng việc đánh bắt cua hoàng đế Alaska vẫn đòi hỏi sự có mặt của con người.

 

[-]Theo[-]chân[-]ngư[-]dân[-]Alaska[-]bắt[-]cua[-]hoàng[-]đế[-]khổng[-]lồ[-]

Ngoài ra, các ngư dân còn thường xuyên phải phá băng bám trên thành tàu để ngăn “cầu câu cơm” của họ chìm vì quá tải hoặc mất thăng bằng. Những con sóng lớn trong mùa biển động liên tiếp hất nước lên boong tàu trong suốt quá trình đánh bắt.

 

[-]Theo[-]chân[-]ngư[-]dân[-]Alaska[-]bắt[-]cua[-]hoàng[-]đế[-]khổng[-]lồ[-]

Trong nhiều thời điểm, những máy móc bằng kim loại bị băng làm cho kẹt cứng. Tuy nhiên, họ phải làm mọi cách để bắt đầu kéo lồng cua nếu không muốn chuyến đánh bắt trở thành thảm họa vì chi phí nhân công và nhiên liệu.

 

[-]Theo[-]chân[-]ngư[-]dân[-]Alaska[-]bắt[-]cua[-]hoàng[-]đế[-]khổng[-]lồ[-]

Những con cua hoàng đế rất lớn nhưng ngư dân không được phép bắt tất cả những con cua họ kéo lên khỏi mặt nước. Những con quá nhỏ cần thả về biển để chúng trưởng thành. Việc bắt những con cua nhỏ sẽ bị cơ quan chức năng xử phạt nghiêm khắc.

 

[-]Theo[-]chân[-]ngư[-]dân[-]Alaska[-]bắt[-]cua[-]hoàng[-]đế[-]khổng[-]lồ[-]

Những lồng cua kim loại chất cao trên tàu đánh bắt trước khi chúng rời cảng Dutch trên đảo Amaknak, bang Alaska.

 

[-]Theo[-]chân[-]ngư[-]dân[-]Alaska[-]bắt[-]cua[-]hoàng[-]đế[-]khổng[-]lồ[-]

Ngư dân phải liều mạng sống để khắc phục sự cố trong quá trình đánh bắt nhằm tránh một mùa ra khơi thất bại.

 

[-]Theo[-]chân[-]ngư[-]dân[-]Alaska[-]bắt[-]cua[-]hoàng[-]đế[-]khổng[-]lồ[-]

Có ba loại cua Hoàng đế ở Alaska là cua xanh (Paralithodes platypus), cua đỏ (Paralithodes camtschaticus) và cua vàng (Lithodes aequispinus). Cua vàng là loài nhỏ nhất với trọng lượng trung bình từ 2,2 kg tới 4 kg. Cua đỏ là loài có giá thành cao nhất và được bán trên khắp thế giới.

Hồng Duy/NZ ( Ảnh: Alaskankingcrab)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Theo chân ngư dân Alaska bắt cua hoàng đế khổng lồ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI