Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Tê giác một sừng và chuyện mua bán mật gấu
(10:29:56 AM 08/11/2011)Thật khó để có được câu trả lời lạc quan bởi cuộc sống xung quanh - bằng cách này hay cách khác - vẫn đang hối hả tiếp diễn sự hủy hoại đa dạng sinh học. Bài viết này xin đề cập đến một dẫn chứng nhỏ: đó là chuyện sử dụng mật gấu rừng.
Theo quan niệm của nhiều người, mật gấu rừng là một phương thuốc quý chữa bệnh. Nhưng thực tế, hiệu quả của nó đôi khi chỉ là đồn thổi, không có tài liệu khoa học nào công bố. Nhiều bác sỹ có uy tín đã lên tiếng cảnh báo mật gấu rừng không phải “thần dược” chữa được bách bệnh như đồn thồi, đối với bệnh nan y như ung thư thì càng phải xem xét lại. Có trường hợp vì uống mật gấu mà bị suy thận, suy tim hoặc tử vong… Giữa lằn ranh tranh tối tranh sáng về lợi và hại như thế, nhưng nhiều người vẫn tìm cách mua cho bằng được mật gấu rừng về dùng. Thường thì xoa bóp khi đau chân, đau tay, ngâm rượu uống trị bệnh hoặc để tiếp khách qúy. Có người còn bạ đâu dùng đấy, thấy đau thì uống, thấy sưng thì bôi, liều lĩnh… nhỏ cả vào mắt để chữa viêm !?.
Nhu cầu lớn và giá cao chính là nguyên nhân để những kẻ hám lợi bất chấp thủ đoạn lùng giết bằng được cái loại gấu rừng để lấy mật (cũng giống như loài tê giác bị hạ sát bởi những đồn đại về dược chất trong chiếc sừng của nó). Cứ lâu lâu, báo chí lại đưa tin lực lượng chức năng ngăn chặn được một vụ săn bắn hoặc buôn bán trái phép gấu rừng. Đó là những vụ việc được phát hiện kịp thời, còn bao nhiêu vụ săn bắn và giết hại gấu trong đại ngàn thì chỉ cỏ cây mới biết.
Theo lời một chủ cửa hàng thuốc Bắc trên phố Lãn Ông (Hà Nội) thì giá 1 túi mật gấu rừng không dưới 30 triệu đồng. Giá cả có khi cao hơn nhiều lần bởi phụ thuộc vào cái tài “làm giá” của người bán và mức độ “gật gù” của người mua. Riêng mật khô được hơ nóng và xắt nhỏ ra có nơi bán trên 500.000đ/1 đồng cân (khoảng 3,75g). Đắt như vậy mà vẫn không đủ hàng để bán, nhiều ‘đại gia” sẵn sàng đặt cọc trước và chi mạnh tay để sở hữu được túi mật gấu rừng nguyên chất.
Theo Nghị định 32/NĐ-CP/2006 của Chính phủ, loài gấu được xếp vào nhóm IB - nhóm động vật quý hiếm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Sở hữu, mua bán mật gấu nghĩa là vi phạm pháp luật. Những tưởng, vì thế mà cái thú dùng mật gấu rừng sẽ không còn chỗ đứng, thế nhưng một cuộc điều tra gần đây của Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV) lại cho thấy tỷ lệ người Việt Nam thừa nhận sử dụng mật gấu còn rất cao: 22%. Ở Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn - Những nơi tập trung đông đảo các thành phần trí thức, công nhân viên chức Nhà nước, thì tỷ lệ sử dụng còn cao hơn nữa.
Hành động mua bán, sử dụng mật gấu rừng đang diễn ra không chỉ thể hiện sự coi thường pháp luật, mà còn vô tình thừa nhận kiến thức về bảo tồn tự nhiên, bảo vệ động vật hoang dã của một bộ phận người dân còn rất thấp. Thậm chí có cả một bộ phận những người hành nghề y vẫn đang ngày ngày cổ súy cho việc dùng mật gấu rừng nói riêng và các loại thuốc khác có nguồn gốc từ thú rừng.
Không thể lường trước người ta sẽ hại bao nhiêu con gấu vô tội nữa để cung cấp cho nhu cầu hiện nay, và hiểm họa vẫn đang treo trên số phận các cá thể gấu rừng còn sót trong tự nhiên. Đâu đó đã kiểm tra, bắt giữ và xử phạt những kẻ coi thường pháp luật, nhưng dường như vẫn chưa đủ mạnh để có kết quả mong muốn. Điều này càng đòi hỏi cộng đồng chung tay, góp sức tuyên truyền nâng cao nhận thức lâu dài nhằm thay đổi “niềm tin” về sự kỳ diệu của mật gấu, đồng thời tìm kiếm, khuyến khích sử dụng các loại thảo dược, tân dược thay thế mật gấu.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.