Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Thứ tư, 30/10/2024, 04:18:00 AM (GMT+7)
Quảng Ninh: Tăng cường bảo vệ các loài chim di cư, bảo vệ đa dạng sinh học
(21:33:46 PM 21/11/2017)(Tin Môi Trường) - Để chủ động bảo vệ các loài chim di cư, bảo vệ môi trường sinh thái và tính đa dạng sinh học, UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành văn bản số 8595/UBND-NLN2 về việc tăng cường công tác bảo vệ chim di cư.
>> Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa >> Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học >> Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi >> Hội Bảo vệ TN & MT tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường năm 2024 >> Lãnh đạo của VACNE giảng bài tại Hội nghị tập huấn cho cộng đồng Công giáo về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
Ảnh minh hoạ: IE
Theo đó, UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tăng cường lực lượng phối hợp để hướng dẫn, đôn đốc, tuần tra cùng các địa phương trong quản lý, kiểm soát, xử lý vi phạm trong công tác bảo vệ động vật hoang dã nói chung và chim di cư nói riêng, bảo vệ đa dạng sinh học, môi trường sinh thái theo đúng quy định của pháp luật.
Các lực lượng chức năng: Công an, Quân sự, Quản lý thị trường và UBND các địa phương chủ động, tăng cường phối hợp tuần tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi săn, bắn, bẫy, bắt, mua bán, vận chuyển và tiêu thụ động vật nói chung và các loài chim tự nhiên di cư trên địa bàn, kể cả trong các nhà hàng dịch vụ ăn uống, trái với quy định của pháp luật hiện hành.
UBND các địa phương chủ động triển khai thực hiện ngay các biện pháp kiểm tra, tịch thu, phá dỡ, tiêu hủy và xử lý các bẫy lưới giăng và các dụng cụ để săn, bẫy, bắt chim tự nhiên di cư đang tồn tại; tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân cư nhận thức và nâng cao ý thức trong bảo vệ các đàn chim tự nhiên di cư nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; không tổ chức đánh bắt, bẫy chim di cư và không tiêu thụ các loài chim tự nhiên; tổ chức ký cam kết đối với các hộ dân và cộng đồng trong vùng có chim tự nhiên di cư để không đánh bắt và tiêu thụ chim tự nhiên.
Công tác bảo vệ các loài chim tự nhiên di cư đã được các cấp, tổ chức, ngành, đơn vị và UBND các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh quan tâm chỉ đạo tích cực trong việc bảo vệ các đàn chim di cư, bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học. Hiện đã đến mùa chim di cư, trên địa bàn tỉnh đã phát hiện nhiều khu vực bãi bồi, đầm nuôi trồng thủy sản, các cánh đồng lúa ven các cánh rừng (khu vực thành phố Móng Cái, thị xã Quảng Yên…) xuất hiện nhiều hình thức bắt chim di cư các loại, trong đó chủ yếu là giăng lưới bắt chim.
TTXVN
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
(Tin Môi Trường) - Trong khuôn viên Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân (Thanh Hóa) có cây thị cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Cây có tuổi đời hàng trăm năm, ra quả trĩu cành...