»

Thứ bảy, 23/11/2024, 12:12:28 PM (GMT+7)

Phát hiện mới: Voi là loài động vật có khứu giác siêu việt

(01:00:53 AM 24/07/2014)
(Tin Môi Trường) - Ngoài việc chúng có khả năng ngửi mùi tốt, chúng thậm chí còn có thể phát hiện ra nguồn nước cách xa vài dặm.

Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu gen của 13 loài động vật có vú. Kết quả là loài voi Châu Phi (trong hình) có khứu giác nhạy nhất, trong khi con người là tệ nhất. theo các nhà nghiên cứu, Voi châu Phi có thể phát hiện mạch nước xa vài dặm và sử dụng khứu giác của mình để phát hiện động vật săn mồi ở khoảng cách xa.

 

Voi có cái vòi không chỉ dài mà còn có thể cảm thụ mùi hương nhạy gấp 5 lần so với con người.

 

Nghiên cứu giờ đây đã phát hiện ra rằng những con voi châu Phi có khứu giác nhạy nhất trong các loài động vật có vú, thậm chí vượt cả loài chó bao gồm cả chó săn nổi tiếng với khả năng đánh hơi.

 

Con người được cho biết là có khứu giác tệ nhất thông qua nghiên cứu các loài.

 

Theo các nhà nghiên cứu, loài Voi châu Phi có thể phát hiện nước cách xa vài dặm và sử dụng khứu giác của mình để phát hiện động vật săn mồi ở khoảng cách xa, để tìm thức ăn hay bạn đời.

 

Nghiên cứu-được công bố trên tạp chí Genorme Research- kiểm tra các cơ quan khứu giác (OR) dao động trong 13 loài động vật có vú. Chúng bao gồm: ngựa, thỏ, chuột lang, bò, loài gặm nhấm và loài tinh tinh. Và họ tìm ra Voi châu Phi là loài có số lượng gen thụ cảm khứu giác nhiều nhất.

 

Để mô tả khả năng khứu giác của những loài động vật có vú khác nhau, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra trình tự bộ gen. Kho gen được tìm thấy ở các loài được nghiên cứu chỉ có 3 gen được chia sẻ. Tuy nhiên, loài Voi châu Phi (ảnh) có số lượng lớn nhất, với gần 2000 gen.

 

Để mô tả khả năng khứu giác của những loài động vật có vú khác nhau, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra chuỗi gen từ 13 loài động vật có vú và xác định hơn 10 000 gen khứu giác trên tổng số. 

 

Kho gen khứu giác được tìm thấy ở bất kỳ loài nào cũng chỉ có 3 gen khứu giác được chia sẻ và tồn tại trong 13 loài động vật có vú. Tuy nhiên, loài Voi châu Phi, có kho gen khứu giác lớn nhất, với gần 2000 gen.

 

Tiến sĩ Yoshihito Niimura của Đại học Y tế và Nha khoa Tokyo cho rằng: “Các chức năng của gen này vẫn chưa được biết đến, nhưng chúng có thể rất quan trọng đối với môi trường sống của Voi châu Phi. Rõ ràng vòi voi không chỉ ấn tượng với độ dài mà còn rất vượt trội”.

 

Tiến sĩ Niimura cho biết: “So sánh những bộ gen khứu giác giữa các động vật có vú cho chúng ta biết được sự tương đồng và khác biệt về nhận thức cơ quan khứu giác, mở rộng hiểu biết cho con người”.

NGUYỄN BÍCH THỦY - Nguồn: Daily Mail
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phát hiện mới: Voi là loài động vật có khứu giác siêu việt

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI