Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu gen của 13 loài động vật có vú. Kết quả là loài voi Châu Phi (trong hình) có khứu giác nhạy nhất, trong khi con người là tệ nhất. theo các nhà nghiên cứu, Voi châu Phi có thể phát hiện mạch nước xa vài dặm và sử dụng khứu giác của mình để phát hiện động vật săn mồi ở khoảng cách xa.
Voi có cái vòi không chỉ dài mà còn có thể cảm thụ mùi hương nhạy gấp 5 lần so với con người.
Nghiên cứu giờ đây đã phát hiện ra rằng những con voi châu Phi có khứu giác nhạy nhất trong các loài động vật có vú, thậm chí vượt cả loài chó bao gồm cả chó săn nổi tiếng với khả năng đánh hơi.
Con người được cho biết là có khứu giác tệ nhất thông qua nghiên cứu các loài.
Theo các nhà nghiên cứu, loài Voi châu Phi có thể phát hiện nước cách xa vài dặm và sử dụng khứu giác của mình để phát hiện động vật săn mồi ở khoảng cách xa, để tìm thức ăn hay bạn đời.
Nghiên cứu-được công bố trên tạp chí Genorme Research- kiểm tra các cơ quan khứu giác (OR) dao động trong 13 loài động vật có vú. Chúng bao gồm: ngựa, thỏ, chuột lang, bò, loài gặm nhấm và loài tinh tinh. Và họ tìm ra Voi châu Phi là loài có số lượng gen thụ cảm khứu giác nhiều nhất.
Để mô tả khả năng khứu giác của những loài động vật có vú khác nhau, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra trình tự bộ gen. Kho gen được tìm thấy ở các loài được nghiên cứu chỉ có 3 gen được chia sẻ. Tuy nhiên, loài Voi châu Phi (ảnh) có số lượng lớn nhất, với gần 2000 gen.
Để mô tả khả năng khứu giác của những loài động vật có vú khác nhau, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra chuỗi gen từ 13 loài động vật có vú và xác định hơn 10 000 gen khứu giác trên tổng số.
Kho gen khứu giác được tìm thấy ở bất kỳ loài nào cũng chỉ có 3 gen khứu giác được chia sẻ và tồn tại trong 13 loài động vật có vú. Tuy nhiên, loài Voi châu Phi, có kho gen khứu giác lớn nhất, với gần 2000 gen.
Tiến sĩ Yoshihito Niimura của Đại học Y tế và Nha khoa Tokyo cho rằng: “Các chức năng của gen này vẫn chưa được biết đến, nhưng chúng có thể rất quan trọng đối với môi trường sống của Voi châu Phi. Rõ ràng vòi voi không chỉ ấn tượng với độ dài mà còn rất vượt trội”.
Tiến sĩ Niimura cho biết: “So sánh những bộ gen khứu giác giữa các động vật có vú cho chúng ta biết được sự tương đồng và khác biệt về nhận thức cơ quan khứu giác, mở rộng hiểu biết cho con người”.