»

Thứ bảy, 18/01/2025, 10:49:22 AM (GMT+7)

Phát hiện 3 loài "cá ma" bị "tan chảy" khi đưa lên mặt biển

(21:42:45 PM 14/09/2018)
(Tin Môi Trường) - Các nhà khoa học vừa phát hiện 3 loài “cá ma” mới ở rãnh Atacama, một trong những khu vực sâu nhất ở Thái Bình Dương.

Trong chuyến khám phá rãnh Atacama mới đây, nhóm khoa học nói trên đã thả một thiết bị công nghệ cao - được trang bị mồi, màn hình và camera dưới nước – xuống đáy của khu vực này.

 
Theo tờ Washington Post (Mỹ), phải mất 4 tiếng đồng hồ thiết bị nói trên mới chạm được đáy của rãnh Atacama, ngoài khơi Peru và Chile. Tuy nhiên, ngay khi đến nơi, thiết bị này đã thu thập được những hình ảnh quý giá.
 
Đáng chú ý, các nhà khoa học đã phát hiện 3 loài cá mới, được cho là thuộc bộ Cá mù làn, ở độ sâu hơn 6.400 – 8.000 m so với mực nước biển, Trường ĐH Newcastle (Anh) công bố vào hôm 10-9.
 
Các nhà khoa học đã tạm đặt tên chúng là Cà mù làn Atacama hồng, xanh dương và tím. Cũng theo các nhà khoa học, ở độ sâu nói trên, chúng là những kẻ săn mồi lớn nhất.
 

Phát[-]hiện[-]3[-]loài[-]"cá[-]ma"[-]bị[-]"tan[-]chảy"[-]khi[-]đưa[-]lên[-]mặt[-]biển 

Hình ảnh "cá ma" đớp mồi ở đáy rãnh Atacama, một trong những khu vực sâu nhất ở Thái Bình Dương. Ảnh cắt từ clip.
 
Ông Thomas Linley, một trong những người đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết 3 loài cá nói trên không có vảy và phần cứng nhất trên cơ thể chúng là răng và xương tai trong, vốn có chức năng giúp chúng giữ thăng bằng. Cũng theo ông Linley, những đặc điểm cơ thể này giúp chúng thích nghi với cuộc sống tại những khu vực sâu nhất đại dương, nơi có áp suất vô cùng lớn bên cạnh nhiệt độ cực kỳ thấp.
 
Ông Linley còn cho biết thêm rằng nếu được đưa lên mặt biển, 3 loài cá nói trên sẽ "tan chảy nhanh chóng" vì khi đó, cơ thể của chúng không còn được "áp suất và độ lạnh cực đoan" chống đỡ. Theo tạp chí Smithsonian (Mỹ), áp suất ở độ sâu nói trên cao hơn khoảng 2.500 lần ngưỡng quen thuộc của các sinh vật sống trên đất liền.
 
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu của ông Linley đã mang được một trong 3 loài "cá ma" nói trên lên bờ sau khi nó bơi vào bẫy. Mẫu vật này đã được bảo quản, còn trong tình trạng "rất tốt" và đang được nghiên cứu.
 

Phát[-]hiện[-]3[-]loài[-]"cá[-]ma"[-]bị[-]"tan[-]chảy"[-]khi[-]đưa[-]lên[-]mặt[-]biển 

Ảnh scan của một trong 3 loài "cá ma" vừa được các nhà khoa học phát hiện ở độ sâu 6.400 - 8.000 m so với mực nước biển. Ảnh: Trường ĐH Newcastle
(Theo Washington Post, NLĐ, TMT)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phát hiện 3 loài "cá ma" bị "tan chảy" khi đưa lên mặt biển

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI