»

Thứ hai, 20/01/2025, 09:02:54 AM (GMT+7)

Nuôi ong xóa đói giảm nghèo

(12:58:49 PM 10/08/2015)
(Tin Môi Trường) - Những năm gần đây, nhờ các chương trình, chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước cùng quyết tâm của người dân, phong trào nuôi ong lấy mật ở huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) đã phát triển mạnh mẽ.

Tận[-]dụng[-]thế[-]mạnh[-]của[-]địa[-]phương[-]là[-]có[-]nhiều[-]đồi[-]rừng,[-]các[-]hộ[-]dân[-]đã[-]tích[-]cực[-]chăm[-]sóc[-]và[-]nhân[-]rộng[-]đàn[-]ong.[-]

Tận dụng thế mạnh của địa phương là có nhiều đồi rừng, các hộ dân đã tích cực chăm sóc và nhân rộng đàn ong. -Ảnh: TL

 

Tận dụng thế mạnh của địa phương là có nhiều đồi rừng, các hộ dân đã tích cực chăm sóc và nhân rộng đàn ong. Hiện nay, việc nuôi ong lấy mật thực sự trở thành một trong những nghề cho thu nhập cao, góp phần xóa đói giảm nghèo và nhiều hộ còn làm giàu từ nghề này.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, quanh năm chỉ “bám” vào hai mảnh ruộng khiến cuộc sống của gia đình anh Giàng A Vàng ở bản Dế Xu Phình A, xã Dế Xu Phình quanh quẩn với cái đói, cái nghèo. Năm 2012, được tạo điều kiện hỗ trợ vay vốn và trang bị kiến thức về nuôi ong, anh Vàng đã mạnh dạn xây dựng mô hình nuôi ong mật tại nhà. Với nỗ lực của bản thân, từ gần chục đàn ong giống, đến nay anh đã nhân giống được gần 100 đàn. Anh Vàng phấn khởi cho biết: “Nuôi ong không vất vả lắm nhưng lại cho thu nhập cao. Năm vừa qua, gia đình tôi thu hơn 100 triệu từ tiền bán mật ong và đàn ong giống. Gia đình tôi giờ không còn thiếu ăn, không còn nhận gạo cứu đói của Nhà nước mỗi mùa đói giáp hạt như trước nữa”.

Khác với anh Vàng, anh Nguyễn Văn Toản ở xã Dế Xu Phình được gia đình cho ăn học đầy đủ. Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp đại học, anh không xin vào các cơ quan nhà nước, hay doanh nghiệp mà trở về địa phương để phát triển nghề nuôi ong.

Anh nhận thấy, địa phương mình có thế mạnh để phát triển đàn ong, bởi nơi đây có nhiều loại hoa, tập trung ở cả bốn mùa, nhất là vào mùa xuân và mùa thu. Sau 3 năm tích cực chăm sóc, nhân đàn, đến nay anh đã có gần 1.000 đàn ong, trong đó có 600 đàn tập trung xã Dế Xu Phình và gần 400 đàn tại các xã khác. Năm 2014, được Phòng Nông nghiệp huyện Mù Cang Chải hỗ trợ thêm về kiến thức và kinh phí nên anh đã nhân giống được hàng trăm đàn và bán ra thị trường. Nghề nuôi ong đã cho gia đình anh thu nhập ổn định khoảng 500 triệu đồng mỗi năm. Với những kinh nghiệm có được, anh không ngần ngại giúp đỡ kỹ thuật và ong giống cho các hộ khác tại địa phương để xóa đói giảm nghèo. Anh cho biết, mong muốn nhất hiện nay là muốn xây dựng thương hiệu mật ong Mù Cang Chải để tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm, tránh hàng giả, hàng kém chất lượng.

Mù Cang Chải là địa phương thế mạnh về kinh tế đồi rừng, tỷ lệ hoa vào các mùa khá đa dạng và phong phú, nhưng người dân nơi đây vẫn chưa khai thác được thế mạnh này trong khi tỷ lệ hộ nghèo của huyện vẫn còn ở mức cao. Từ thực tế này, huyện Mù Cang Chải đã chỉ đạo các phòng chuyên môn như nông nghiệp, trạm khuyến nông, hội nông dân… xây dựng các đề án phát triển đàn ong.

Theo đó, năm 2014, huyện đã triển khai nhiều mô hình nuôi ong lấy mật ở các xã. Các chủ hộ tham gia đều được tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật nuôi, chăm sóc, thu hoạch và khai thác các sản phẩm. Sau một năm triển khai, các mô hình đều đạt kết quả cao và đặc biệt là những hộ tham gia mô hình này đang ngày càng phát triển, có nguồn thu đáng kể như hộ anh Thào A Khày, Giàng A Vàng, Nguyễn Văn Toản, Bùi Hoàng Phượng…

Để nghề nuôi ong của huyện phát triển theo hướng hàng hóa, góp phần xóa đói giảm nghèo, các phòng chuyên môn của huyện đang tiếp tục theo dõi và tìm hướng đi cũng như tạo thương hiệu cho mật ong Mù Cang Chải.

Ông Phạm Tiến Lâm, Trưởng phòng nông nghiệp huyện Mù Cang Chải cho biết: Huyện sẽ thực hiện lồng ghép nhiều chương trình, hướng dẫn tập huấn kỹ thuật phổ biến rộng rãi đến các hộ nuôi ong theo phương pháp mới để nuôi ong trở thành nghề giúp bà con xóa đói giảm nghèo. Dự kiến trong vài năm tới, đàn ong của huyện sẽ đạt khoảng 6.000 tổ. Trong 2 năm trở lại đây, nhờ có các đề án này, nhiều hộ dân đã thoát nghèo bền vững và quan trọng là đã thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp hàng hóa, không sản xuất theo lối cũ là tự cung tự cấp.

Thế Duyệt
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nuôi ong xóa đói giảm nghèo

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI