»

Thứ sáu, 22/11/2024, 20:03:54 PM (GMT+7)

Những giác quan kỳ lạ của động vật Tin ảnh

(20:42:13 PM 18/02/2015)
(Tin Môi Trường) - Những giác quan kỳ lạ cho phép động vật nhận biết thế giới theo cách mà con người khó có thể tưởng tượng ra.

 

Những[-]giác[-]quan[-]kỳ[-]lạ[-]của[-]động[-]vật

Nhện có bộ phận thụ thể cảm nhận sức căng cơ học rất nhỏ trên bộ xương ngoài, gọi là slit sensilla. Giác quan thứ 6 này giúp nhện đánh giá kích thước, trọng lượng của các vật, thậm chí chủng loại sinh vật mắc kẹt trong mạng nhện. Ngoài ra, nó cũng giúp nhện nhận biết sự khác biệt giữa chuyển động của côn trùng và chuyển động do gió tạo ra, hoặc thậm chí là một lá cỏ vô hại. Ảnh:Flickr

 

Những[-]giác[-]quan[-]kỳ[-]lạ[-]của[-]động[-]vật

Loài comb jelly, sinh vật thân nhầy gốc phiến lược, có một cơ quan cân bằng đặc biệt gọi là túi thăng bằng (statocysts). Bộ phận trên giúp con vật tự định hướng trong các dòng chảy của đại dương mà không cần đến hệ thống thần kinh trung ương. Ảnh:: ZUMA Press

 

Những[-]giác[-]quan[-]kỳ[-]lạ[-]của[-]động[-]vật

Những con rắn độc Pit Viper được nhận dạng dễ dàng nhờ một cặp "hố" sâu, nằm giữa lỗ mũi và mắt. Đây là bộ phận cảm biến nhiệt giúp rắn nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại vào ban đêm. Giác quan này nhạy cảm tới mức rắn có thể đánh giá chính xác khoảng cách và kích thước con mồi, ngay cả khi các giác quan khác bị mất đi. Ảnh: Flickr

 

Những[-]giác[-]quan[-]kỳ[-]lạ[-]của[-]động[-]vật

Nhiều loài chim di cư sử dụng từ trường của Trái Đất như một chiếc la bàn để di chuyển ở khoảng cách rất xa. Chim bồ câu có những cấu trúc chứa sắt nằm bên trong mỏ được bố trí theo mô hình ba chiều phức tạp. Nó giúp con chim định hướng không gian và xác định vị trí địa lý. Ảnh: Wiki Commons

 

Những[-]giác[-]quan[-]kỳ[-]lạ[-]của[-]động[-]vật

Cá heo là loài động vật định vị bằng tiếng vang. Do âm thanh truyền dưới nước tốt hơn trong không khí, nên cá heo có thể tạo ra hình ảnh ba chiều của môi trường xung quanh hoàn toàn dựa trên sóng âm thanh. Đặc điểm này cũng giống như một thiết bị định vị đồ vật dưới nước bằng sóng siêu âm. Ảnh: Flickr

 

Những[-]giác[-]quan[-]kỳ[-]lạ[-]của[-]động[-]vật

Cá mập và cá đuối có thể phát hiện trường điện từ trong môi trường xung quanh. Trên thực tế, hình dạng đầu đặc biệt của cá mập đầu búa giúp nó tăng cường khả năng cảm nhận điện. Nước biển là môi trường dẫn điện tốt, nên nhờ giác quan này mà cá mập truy lùng con mồi một cách dễ dàng. Ảnh: ZUMA Press

 

Những[-]giác[-]quan[-]kỳ[-]lạ[-]của[-]động[-]vật

Cá hồi tìm chỗ đẻ trứng tại đúng dòng sông nơi chúng sinh ra, bất kể phải đi một quãng đường rất xa. Hiện tượng này vẫn còn là bí ẩn, dù nhiều nhà khoa học nhận định cá hồi sử dụng khoáng vật sắt từ trong não để cảm nhận từ trường của Trái Đất. Giả thuyết khác cho rằng, cá hồi cảm nhận được sự khác biệt giữa mùi của dòng sông nơi chúng sinh ra và những dòng sông khác. Ảnh: iStockPhoto

 

Những[-]giác[-]quan[-]kỳ[-]lạ[-]của[-]động[-]vật

Dơi ăn sâu bọ sử dụng định vị không gian để bắt con mồi và định hướng trong hang động tối hoặc bầu trời đêm. Dơi có một thanh quản tạo ra sóng siêu âm. Sóng siêu âm phát ra qua đường mũi và miệng. Khi sóng âm thanh dội lại, con dơi có thể cảm nhận môi trường xung quanh giống như một chiếc radar. Ảnh: Flickr

 

Những[-]giác[-]quan[-]kỳ[-]lạ[-]của[-]động[-]vật

Cá thời tiết cảm nhận sự thay đổi áp lực rất tốt. Chúng sử dụng giác quan này để theo dõi trạng thái nổi và điều chỉnh bong bóng bơi. Con cá sẽ có những thay đổi hành vi khi cơn bão lớn đến gần. Ảnh: Flickr

 

Những[-]giác[-]quan[-]kỳ[-]lạ[-]của[-]động[-]vật

Thú mỏ vịt có bộ phận cảm thụ điện tương tự cá mập. Chúng sử dụng cơ quan bên dưới lớp da của chiếc mỏ để tìm trường điện do con mồi của chúng phát ra, khi con mồi co cơ lại. Thú mỏ vịt chuyển động đầu từ bên nọ sang bên kia khi bơi nhằm tăng cường khả năng của giác quan này. Ảnh: Wiki Commons

Theo Mother Nature Network
Từ khóa liên quan: giác quan, kỳ lạ, động vật
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Những giác quan kỳ lạ của động vật

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI