»

Thứ hai, 20/01/2025, 21:51:48 PM (GMT+7)

Những động vật "lạc loài" trong tự nhiên Tin ảnh

(08:04:25 AM 02/07/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) - Đối lập với bệnh bạch tạng, bệnh hắc tố nhuộm đen cơ thể các động vật, biến chúng trở thành những kẻ lạc lõng, kỳ dị giữa đồng loại trong tự nhiên.

Một cặp thằn lằn lưỡi xanh phương Đông song sinh cùng mắc bệnh hắc tố. Chứng hắc tố chỉ là một đột biến sắc tố cực điểm làm đen sạm các động vật.

 

 


Một cá thể thuộc loài sóc đất lông vàng bị bệnh hắc tố. Sóc đất lông vàng thường được tìm thấy tại các vùng núi phía tây khu vực Bắc Mỹ. Một vài cá thể mắc bệnh hắc tố thuộc loài này thỉnh thoảng xuất hiện trong khu vực trong những khoảng thời gian thường xảy ra các đám cháy.

 

 

Ảnh về một con nai đen hiếm gặp ở Austin, Texas, Mỹ. (Ảnh: Oddee)

 
Một con chim cánh cụt đen hoàn toàn, cực hiếm được Andrew Evans - phóng viên của tạp chí National Geographic phát hiện gần Nam cực. Con chim cánh cụt hoàng đế này trông không giống những đồng loại trong bộ cánh tuxedo vì một loại đột biến có tỷ lệ xuất hiện 1 phần tỷ.
 

Cáo lông bạc là một dạng mắc bệnh hắc tố của cáo lông đỏ. Bệnh hắc tố xảy ra khi có sự phát triển bất thường của sắc tố sẫm màu trong da. Các con cáo mang bệnh thể hiện nhiều sắc độ khác nhau trên màu da và bộ lông của chúng: một số con đen toàn thân, trừ phần mỏm đuôi màu trắng; trong khi số khác có thể mang màu xám xanh. Trong tự nhiên, các con cáo bạc có thể là anh chị em ruột với những con cáo lông đỏ bình thường khác. Chúng cũng không “kén” việc giao phối với riêng các thành viên bị đột biến như mình.

 

 

Một chú hải cẩu con bị hắc tố ở Shetland, Anh.

 

Báo đen hay beo là một dạng biến dị di truyền xảy ra đối với một vài loài mèo lớn. Các cá thể này có màu đen do mang đột biến gene liên quan đến quá trình chuyển hóa melanin. Biến dị này sẽ có thể đem lại một vài ưu thế chọn lọc cho các cá thể sinh sống trong những khu vực có mật độ rừng dày dặc, mức chiếu sáng rất thấp, ví dụ như hệ thần kinh cân bằng hơn và phản ứng nhanh hơn. Đây không phải là một loài riêng vì không có sự cách ly giao phối với các nhóm khác. Trong một lứa của cặp báo bố mẹ bình thường có thể sinh ra các cá thể mang và không mang đột biến. Biến dị này phổ biến ở báo đốm Mỹ (Panthera onca) và báo hoa mai (Panthera pardus).

 

 

 

(Theo VNN, Ảnh: Oddee)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Những động vật "lạc loài" trong tự nhiên

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI