»

Chủ nhật, 19/01/2025, 15:25:30 PM (GMT+7)

Những động vật cực xấu và cực hiếm Tin ảnh

(14:13:05 PM 12/11/2014)
(Tin Môi Trường) - Không chỉ những loài vật đẹp đẽ như sư tử hay đười ươi mới bị đe dọa. Có những loài trông kém hấp dẫn hơn nhiều đang cần sự giúp đỡ của con người. Hiệp hội Bảo tồn Động vật Xấu xí đang nỗ lực kêu gọi sự chú ý của xã hội trong vấn đề này.

Vượn cáo aye-aye Madagascar

 

Những[-]động[-]vật[-]cực[-]xấu[-]và[-]cực[-]hiếm


Vượn cáo aye-aye Madagascar trông thật kỳ quặc. Đây là dòng linh trưởng chỉ duy nhất có ở Madagascar. Nó bấu vào các khúc thân cây để tìm ấu trùng các loài côn trùng bên trong.

Khi tìm được mồi, nó nhai xuyên qua lớp vỏ cây rồi dùng ngón giữa dài một cách kỳ lạ để móc ấu trùng ra. Vượn cáo aye-aye đang có nguy cơ tuyệt chủng do môi trường sống bị tàn phá trong suốt thời gian dài.


Heo mụn Visayan

 

Những[-]động[-]vật[-]cực[-]xấu[-]và[-]cực[-]hiếm



Ở Philippines có loài heo mụn Visayan. Được đặt tên như vậy bởi chúng có những nốt giống như mụn ở trên mặt.

Không rõ những cái “mụn” đó có tác dụng gì, nhưng loài heo này đang đối diện nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng, với số lượng giảm tới 80% chỉ sau ba thế hệ.


Chuột trũi trụi lông (naked mole rat)

 

Những[-]động[-]vật[-]cực[-]xấu[-]và[-]cực[-]hiếm



Trông rất lố bịch, nhưng loài chuột trũi trụi lông là siêu anh hùng trong vương quốc động vật.

Đây là một trong hai loài có vú duy nhất sống thành quần cư với chuột trũi chúa là con duy nhất có khả năng sinh sản, sống cạnh một đàn chuột trũi thợ, giống như đời sống của ong mật.

Các chuột trũi thợ đào bới hệ thống hang ngầm chằng chịt dưới lòng đất để đem thức ăn về cho cả đàn.

Chưa hết, chuột trũi trụi lông không hề mắc bệnh ung thư, và các nhà nghiên cứu rất muốn tìm hiểu xem tại sao.


Cá hàng chài đầu bướu (humphead wrasse)

 

Những[-]động[-]vật[-]cực[-]xấu[-]và[-]cực[-]hiếm


Cá hàng chài đầu bướu sống trong các rặng san hô ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Đây là loài cá săn mồi lớn; cá đực có thể dài tới hai mét.

Chúng chén các loại động vật khó ăn, thậm chí có chứa độc tố như thỏ biển hay sao biển gai.

Loài cá này đang bị đe dọa tuyệt chủng, chủ yếu do hậu quả của tình trạng khai thác hải sản quá mức.


Ếch Titicaca, tên khoa học là Telmatobius coleus

 

Những[-]động[-]vật[-]cực[-]xấu[-]và[-]cực[-]hiếm



Ếch Titicaca là loài ếch lớn chỉ có duy nhất ở hồ Titicaca, Nam Mỹ.

Chúng có những lớp da xếp nếp khổng lồ có khả năng giúp tăng rộng bề mặt cơ thể và giúp cho chúng hấp thụ được nhiều ô-xi hơn.

Do có lớp da rộng, chúng còn được gọi là ếch bìu Titicaca.

Loài ếch này đang bị đối diện nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng do bị con người săn bắt quá nhiều làm thức ăn, do môi trường sống bị thu hẹp và do bị các loài sinh vật khác xâm chiếm lãnh thổ.


Khỉ vòi

 

Những[-]động[-]vật[-]cực[-]xấu[-]và[-]cực[-]hiếm



Không khó đoán lý do khiến khỉ vòi có tên gọi như vậy.

Chả hiểu sao mà mũi loài động vật này lại lớn đến vậy, nhưng các con đực thường có mũi to hơn các con cái, cho nên người ta đoán mũi là một dấu hiệu hấp dẫn bạn tình, giống như lông của loài chim thiên đường vậy tuy không được đẹp đẽ bằng.

Hệ tiêu hóa của khỉ vòi rất phức tạp. Có lẽ đây là loài linh trưởng duy nhất có hệ tiêu hóa nhai lại. Chúng ăn hoa quả và lá cây.

Khỉ vòi đang bị đe dọa tuyệt chủng do môi trường sống bị hủy hoại quá nhiều.


Cá mút đá (hagfish)

 

Những[-]động[-]vật[-]cực[-]xấu[-]và[-]cực[-]hiếm


Cá mút đá là một trong những loại động vật có xương sống cổ đại nhất.

Không giống như hầu hết các loài cá khác, cá mút đá không có hàm.

Chuyên ăn rỉa xác động vật biển trôi dạt dưới đáy đại dương, chúng náu mình trong các xác chết và ăn từ trong ra.

Cá mút đá Thái Bình Dương đặc biệt khéo trong chuyện này, bởi đó là loài động vật có xương sống duy nhất có thể hút được thức ăn qua làn da.

Giống như các loại cá mút đá khác, nó có thể tiết ra những lượng lớn chất nhớt để săn mồi và tự vệ trước kẻ thù.


Ếch tím Ấn Độ

 

Những[-]động[-]vật[-]cực[-]xấu[-]và[-]cực[-]hiếm



Ếch tím Ấn Độ dành phần lớn thời gian quanh năm sống dưới lòng đất.

Nó chỉ nhô lên trong khoảng hai tuần vào mùa mưa để sinh sản trong các ao hồ tạm, được hình thành nhờ dòng nước mưa xối xả trút xuống. Do đó, chúng chỉ mới được phát hiện ra hồi 2003.

Ếch tím Ấn Độ được xếp vào nhóm có nguy cơ tuyệt chủng bởi nó chỉ sinh sống ở một khu vực nhỏ và nơi đó đang bị con người chặt phá để lấy đất canh tác.

Michael Marshall/BBC
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Những động vật cực xấu và cực hiếm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI