»

Thứ hai, 20/01/2025, 20:53:11 PM (GMT+7)

Loài chim "đặc biệt" Ngải Thảo Tùng Kê sắp biến mất

(11:02:30 AM 23/01/2013)
(Tin Môi Trường) - Thời báo Washington Hoa Kỳ ngày 22/ 01/2013 cho biết, Chính phủ liên bang nước Mỹ ra chỉ thị ngăn cấm săn bắt đối với loài chim Ngải Thảo Tùng Kê (Gunnison sage-grouse,Centrocercus minimus) của Mỹ vì lý do loài này có xu thế giảm nhanh trong suốt một thời gian dài, Cục bảo vệ cá và động vật hoang dã ra đề án sẽ liệt kê loài này vào danh sách các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng, và đặc biệt phân định 170 vạn mẫu Anh để tạo ra môi trường sống tự nhiên.

 Loài chim "đặc biệt" Ngải Thảo Tùng Kê sắp biến mất ở Mỹ

 

Các nhóm bảo tồn động vật đã đưa ra yêu cầu đầu tiên đối với loài động vật này vào năm 2000. Giám đốc trương trình bảo vệ động vật hoang dã của nhóm môi trường trái đất (WildEarth Guardians) ngài Mark Salvo cho biết: “Loài Ngải Thảo Tùng Kê này muốn giữ được chúng thì cần phải có biện pháp bảo vệ. Việc đưa vào danh sách các loài động vật nguy cấp cần được bảo tồn sẽ có tác dụng rất tốt để bảo vệ loài động vật này khỏi nguy cơ tuyệt chủng”. 

Hiệp hội Audubon của Mỹ cho rằng loài Ngải Thảo Tùng Kê là một trong 10 loài chim đang có nguy cơ tuyệt chủng, Liên minh bảo vệ những loài động vật nguy cấp (Endangered Species Coalition) cũng cho biết, loài Tùng Kê này là loài chim trong tình trạng khó khăn nhất ở Mỹ.

Trong báo cáo “Tình trạng các loài chim năm 2009” của Bộ trưởng nội chính Ken Salazar có đề cập, các loài động vật hoang dã và loài chim Tùng Kê rất nhạy cảm đối với môi trường đồng cỏ và sa mạc ở phía tây nước Mỹ, là điểm dừng chân của chúng với sự thoái hóa nghiêm trọng nhất trong toàn quốc.

Loài Ngải Thảo Tùng Kê phải đối mặt với môi trường chủ yếu đó là sự phát triển của những khu nhà ở, thành thị và thương nghiệp, và những cơ sở xây dựng như đường xá, đường điện… dẫn đến sự mất mát, thoái hóa và phá hoại môi trường cư trú của chúng. Những dự tính đó cho thấy loài Ngải Thảo Tùng Kê đã mất đi 90% nơi cư trú.

Ông Steve Holmer của Hiệp hội bảo vệ các loài chim nước Mỹ cho biết: “Đưa chúng liệt kê vào danh sách các động vật nguy cấp chính là điểm chuyển đổi đặc biệt đối với loài chim này; theo sự phát triển không ngừng và áp lực dân số tiếp tục tăng, môi trường sống còn lại là biện pháp bảo vệ vô cùng cấp bách.”

Ngày 15 /9 / 2010, Cụ bảo vệ cá và các loài động vật hoang dã quyết định đưa loài Ngải Thảo Tùng Kê này vào danh sách động vật nguy cấp và chịu sự đe dọa nhưng lại bị các phương án hành động được ưu tiên cao hơn loại bỏ.

Cục này đã đưa loài Ngải Thảo Tùng Kê vào danh sách dự khuyết đồng thời xếp ở vị trí ưu tiên để biết rằng loài Ngải Thảo Tùng Kê đang có nguy cơ đe dọa trực tiếp ở mức độ cao. Sau đó họ đã ký kết một thỏa thuận với Trung tâm đa dạng sinh học, quyết định ký kết năm 2012 không phải là đưa loài Ngải Thảo Tùng Kê vào danh sách nguy cơ tuyệt chủng mà là không thông qua nghị quyết và cần đưa ra quyết định vào tháng 10/ 2013.

Trở thành một bộ phận của Hiệp định, Cục bảo vệ cá và động vật hoang dã đồng ý công bố bản kế hoạch về quy định, đưa loài Ngải Thảo Tùng Kê vào trong danh sách và chỉ định điểm cư trú quan trọng của chúng.

Các loài phân loại đã sớm phân loại loài Ngải Thảo Tùng Kê trong các loài Tùng Kê  (Greater sage-grouse) từ năm 1970,nhưng đến năm 2000, Hiệp hội học giả loài chim của nước Mỹ mới chính thức nhận định là loài mới.

Trước đây phạm vi phân bố của loài Ngải Thảo Tùng Kê có ở Colorado, Utah, New Mexico và Arizona, nhưng bây giờ chúng chỉ còn xuất hiện có 8 đàn nhỏ sống thuộc Tây nam Colorado và đông nam Utah. Số lượng Ngải Thảo Tùng Kê giảm xuống rõ rệt, hiện tại chỉ còn khoảng 4000 cá thể.

Năm 1980 trở lại đây, số người gia tăng bình quân đạt 70% trong phạm vi sinh sống của loài Ngải Thảo Tùng Lâm; hiện tại lưu vực sông Gunnison là phạm vi sinh sống chính của loài chim này, dự tính đến năm 2050, dân số có thể tăng lên 2.3 lần so với năm 2005.

Quận Gunnison của Colorado ước tính có 80% trên tổng số Ngải Thảo Tùng Kê sống ở đây, và ước tính năm 2050 số người cũng tăng lên đến 31100 người.

Hiệp hội bảo vệ các loài chim của nước Mỹ cho biết, theo sự tăng trưởng của dân số, số lượng các thiết bị về đường điện và các thiết bị thuộc kim cũng sẽ tăng theo. Những thứ đó có thể gây bất lợi cho môi trường sống của loài này.

Ngoài ra, nguồn gia súc từ các hộ chăn nuôi cạnh đó cũng trực tiếp lấn chiếm nguồn thức ăn từ những bãi cỏ của loài Tùng Kê, gia súc được chăn thả cũng ảnh hưởng xấu đến sự sinh sản và nuôi con của loài này.

N. Quyên (theo e-info.org.tw)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Loài chim "đặc biệt" Ngải Thảo Tùng Kê sắp biến mất

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI