Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Kỳ lạ loài cá cạp... đá mà ăn
(16:46:26 PM 26/05/2012)Không sợ xấu mặt
Miệng cá nằm nép dưới chiếc mõm khá dài. |
Không giống như những loài cá ăn nổi có miệng nhô lên trên, môi dưới dài hơn môi trên (điển hình là cá rồng), cũng chẳng giống các loài ăn đáy có miệng nằm ngang, hai môi khá đều nhau (như cá chép), miệng cá lạ tôi bắt gặp có cấu tạo rất độc đáo. Miệng loài này nằm nép dưới chiếc mõm khá dài, trên mõm có những nốt sần kỳ dị. Hoá ra những nốt sần ấy có vai trò bảo vệ đầu cá khỏi bị thương tổn khi va vào đá trong dòng nước chảy xiết. Những nốt sần còn phát triển thành gai nhỏ ở con trống để chiến đấu với nhau khi tranh giành con mái vào mùa sinh sản...
Loài cá này có thân mình thon dài giống cá bống, giúp chúng thích ứng cao với việc bơi nhanh trong dòng nước chảy xiết ở khu vực thượng nguồn. Trong khi đó, hai vây ngực lại cong, nở rộng di chuyển về mặt ngực làm cho cá bám sát bề mặt đáy hơn. Để có thể cạo và hút rong rêu ở những hòn đá tảng hay nền đá, chúng có hai lỗ thở hẹp hai bên trên nắp mang, hai lỗ mũi ở gần hai mắt hơn so với các loài cá khác.
Nhận diện cá lạ
Khi đi gần bờ sông, suối nước trong chảy xiết, chúng ta rất dễ bắt gặp từng nhóm cá bám đá đua nhau gặm rong rêu trên những tảng đá lớn hay hòn đá cuội. Khi mực nước rút xuống thấp làm đá lộ ra, chúng ta sẽ thấy những vệt cong cong tương đối đều nhau và bề mặt đá rất sạch như vừa được ai đó cạo lớp rong rêu, đó chính là vết ăn của cá bám đá. Vết cạo nhỏ hay lớn tuỳ thuộc kích cỡ miệng cá.
Về gốc gác, loài cá kỳ dị này được định danh là cá bám đá hay cá sứt mũi – Gyrinocheilus thuộc họ cá ăn rong – Gyrinocheilidae
(Algae eaters), bộ cá chép Cypriniformes. Họ cá ăn rong có một giống và ba loài thuộc giống cá ăn rong – Gyrinocheilus. Họ cá này chỉ phân bố ở sông suối khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc.
Việt Nam đã ghi nhận sự hiện diện của loài cá bám đá hay cá may – Gyrinocheilus aymonieri ở các khu vực sông suối đồng bằng sông Cửu Long, sông Serepok, sông Sài Gòn, Đồng Nai...
Thức ăn chủ yếu của cá bám đá là tảo sợi, tảo bám, tảo nổi lắng đọng trên nền đá, đôi khi là ấu trùng hay sinh vật phù du bị bám lại…
Dưới sự “nhào nặn” tài tình của thiên nhiên, các loài sinh vật dần tiến hoá theo môi trường sống. Dù có ngoại hình sặc sỡ hay xấu xí, thậm chí kỳ dị thì loài nào cũng giữ một vai trò không thể thiếu trong mắt xích của tự nhiên. Cá bám đá cũng vậy.
Mõm cá có những nốt sần trông rất kỳ dị.
Thân mình thon dài giống cá bống giúp chúng thích ứng cao với việc bơi nhanh trong dòng nước chảy xiết.
Hai lỗ thở hẹp ở hai bên trên nắp mang và hai lỗ mũi ở gần hai mắt hơn so với các loài cá khác.
Vết ăn của cá bám đá in rất rõ trên những hòn đá cuội dọc sông, suối.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.