»

Chủ nhật, 19/01/2025, 08:25:50 AM (GMT+7)

Khám phá những cách ngụy trang của côn trùng Tin ảnh

(10:40:25 AM 17/02/2015)
(Tin Môi Trường) - Ngụy trang trong môi trường tự nhiên là phương pháp giúp côn trùng thoát khỏi động vật ăn thịt và ẩn nấp khi săn mồi.

 

Khám[-]phá[-]những[-]cách[-]ngụy[-]trang[-]của[-]côn[-]trùng

Con bọ ngựa lá săn mồi (Dead leaf mantis) có bộ phận cơ thể trông như một chiếc lá rụng. Cách ngụy trang trên giúp chúng lẩn tránh khỏi động vật ăn thịt và ẩn nấp khi đi săn mồi. Ảnh: Wikimedia Commons

 

Khám[-]phá[-]những[-]cách[-]ngụy[-]trang[-]của[-]côn[-]trùng

Mặt dưới cánh của bướm lá khô (Dead leaf butterfly) tiến hóa trông giống một chiếc lá khô. Cơ thể chúng có màu nâu nhạt, nhiều điểm tì vết, viền ngoài lởm chởm. Loài bướm này sẽ phô bày màu sắc của mình khi tìm kiếm bạn tình, hoặc gập đôi cánh lại nếu muốn trốn tránh kẻ thù. Ảnh: Wikimedia Commons

 

Khám[-]phá[-]những[-]cách[-]ngụy[-]trang[-]của[-]côn[-]trùng

Châu chấu Leaf Katydid có đôi cánh hình oval giống hệt lá cây, thậm chí cả nhược điểm của lá. Khác với những con dế thông thường (chỉ con đực kêu), cả con châu chấu katydid đực và cái đều phát ra âm thanh. Chúng cọ xát đôi cánh vào nhau để "hát" cho nhau nghe. Ảnh: Shutterstock

 

Khám[-]phá[-]những[-]cách[-]ngụy[-]trang[-]của[-]côn[-]trùng

Bọ que (stick insects) thuộc Bộ Phasmatodea là một trong số những loài động vật kỳ lạ nhất  trên hành tinh. Cơ thể của chúng kéo dài, trông giống cái que. Chúng gần như không thể bị phát hiện khi nằm nghỉ ngơi trên một đống cành nhỏ hoặc nhánh cây. Ảnh: Shutterstock

 

Khám[-]phá[-]những[-]cách[-]ngụy[-]trang[-]của[-]côn[-]trùng

Loài Bọ ngựa Orchid ngụy trang bằng cách bắt chước một cánh hoa để thu hút con mồi. Khi ruồi và nhiều loài thụ phấn khác tiếp cận "bông hoa", con bọ ngựa sẽ bắt đầu tấn công. Ảnh: Wikimedia Commons

 

Khám[-]phá[-]những[-]cách[-]ngụy[-]trang[-]của[-]côn[-]trùng

Tên gọi của loài châu chấu cát có thể khiến nhiều người nhầm lẫn rằng chúng sống ở trên cát. Trên thực tế, chúng sử dụng phép ngụy trang của mình để di chuyển an toàn giữa những cây cỏ màu nâu thích nghi trên đất cát. Ảnh: Flickr

 

Khám[-]phá[-]những[-]cách[-]ngụy[-]trang[-]của[-]côn[-]trùng

Loài Walking leaf (lá cây đi bộ) thuộc họ Phylliidae. Chúng tiến hóa để bắt chước một chiếc lá nhờ sự dụng phần cơ thể tương đối dài. Đây là phương pháp ngụy trang đặc biệt "cao cấp". Ảnh: Wikimedia Commons

 

Khám[-]phá[-]những[-]cách[-]ngụy[-]trang[-]của[-]côn[-]trùng

Loài bướm Peppered moth là một ví dụ điển hình của chọn lọc tự nhiên. Chúng tiến hóa để hòa trộn màu sắc cơ thể với màu địa y hoặc cây có màu sáng. Trong cuộc cách mạnh công nghiệp ở Anh, nhiều địa y bị chết và cây cối trở nên sẫm màu hơn do bồ hóng, bướm Peppered moth dễ dàng trở thành thức ăn cho những kẻ săn mồi. Vì vậy chúng phát triển màu sắc cơ thể sẫm màu hơn. Hiện nay, màu sắc cơ thể của loài bướm này đã trở lại bình thường khi môi trường được cải thiện. Ảnh: Shutterstock

 

Khám[-]phá[-]những[-]cách[-]ngụy[-]trang[-]của[-]côn[-]trùng

Bọ sát thủ Acanthaspis petax sắp xếp các xác chết con mồi trên lưng để ẩn mình khỏi những kẻ săn mồi. Cách làm này giúp chúng ít bị nhện tấn công hơn khoảng 10 lần. Ảnh: Wikimedia Commons

 

Khám[-]phá[-]những[-]cách[-]ngụy[-]trang[-]của[-]côn[-]trùng

Bọ gai (Thorn bug) phát triển trông giống cái gai trên cành. Đặc điểm này giúp chúng ngụy trang và tránh bị các loài động vật ăn thịt khác tấn công. Ảnh: Wikimeda Commons

Theo Mother Nature Network
Từ khóa liên quan: Khám phá , cách ngụy trang, côn trùng
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Khám phá những cách ngụy trang của côn trùng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI