»

Chủ nhật, 19/01/2025, 23:16:52 PM (GMT+7)

Hội thảo tập huấn về bệnh lý học động vật hoang dã

(20:39:44 PM 18/10/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Lần đầu tiên trong khu vực các chuyên gia thú y và bệnh lý học từ Viện Smithsonian, Đại học Illinois và Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã cùng nhau thực hiện hội thảo tập huấn về bệnh lý học cho các chuyên gia bệnh lý học đến từ Việt Nam, Lào và Campuchia nhằm xác định và điều tra nghiên cứu về những bệnh không rõ nguồn gốc.

Quang cảnh hội thảo tập huấn về bệnh lý học động vật hoang dã-  Ảnh : Richard Nyberg từ USAID

 

Được tài trợ bởi Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), từ ngày 17 đến 21 tháng 10 diễn ra hội thảo tăng cường kỹ năng về điều tra nghiên cứu bệnh dịch từ tất cả các loài . Đây cũng là những kỹ năng cần thiết để phát hiện các loại bệnh dịch mới và mới nổi

“Đây là chương trình quan trọng mang tính khu vực, không chỉ xây dựng năng lực của từng quốc gia, mà còn góp phần vào chương trình Sáng kiến vùng hạ lưu sông Mêkong mở rộng của chính phủ Hoa Kỳ”, Ông Francis Donovan, Giám đốc đại diện USAID tại Việt Nam phát biểu..

Hội thảo được thực hiện trong khuôn khổ dự án 
PREDICT của USAID, một hợp phần của chương trình Các mối đe dọa đại dịch mới nổi (EPT) được khởi xướng từ năm 2009 và được tổ chứctại Khoa thú y, Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Được xây dựng trên chương trình phòng chống cúm gia cầm độc lực cao của chính phủ Việt nam, chương trình EPT tìm kiếm những phương pháp thích hợp nhằm ngăn chặn và chống lại tận gốc các bệnh mới nổi trên động vật.

 

Khoảng 75% tất cả các dịch bệnh mới xuất hiện hoặc tái xuất hiện vào đầu thế kỷ 21 có ảnh hưởng đến con người đều có nguồn gốc từ động vật. HIV/AIDS, hội chứng hô hấp cấp (SARS), cúm gia cầm và đại dịch năm 2009 virus cúm H1N1 là những ví dụ điển hình của thế giới về tác động toàn cầu của các bệnh dịch mới nổi.

 

Chương trình EPT tập trung vào việc xác định và ứng phó sớm với các bệnh nguy hiểm từ động vật, trước khi nó trở thành mối đe dọa nghiêm trọng cho sức khỏe con người. USAID dự kiến chương trình này sẽ góp phần tăng cường năng lực quốc gia, khu vực và địa phương về giám sát, chẩn đoán trong phòng thí nghiệm, và dịch tễ học trên cả hai lĩnh vực sức khỏe động vật và con người. Những nỗ lực này nhằm mục đích cuối cùng là giảm thiểu rủi ro của các dịch bệnh mới nổi lên và lan rộng.

 

Học viên tham gia Hội thảo tập huấn về bệnh lý học động vật hoang dã


Hội thảo bệnh lý học cung cấp khóa thực hành tập huấn cho các nhà bệnh lý học hiện đang làm việc cho các phòng thí nghiệm đối tác của dự án PREDICT và các phòng thí nghiệm khác của chính phủ Việt Nam, Lào và Campuchia.

Các học viên đến từ Việt Nam bao gồm các nhà bệnh lý học đến từ Hà Nội như trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (Khoa Thú y), Trung tâm Chẩn đoán Thú y Quốc gia, Viện nghiên cứu Thú y quốc gia, và Cục Thú y (Phòng dịch tễ học) và, Văn phòng thú y vùng 6 tại thành phố Hồ Chí Minh. Các học viên đến từ Lào và Campuchia bao gồm các nhà bệnh lý học từ Tổng cục Chăn nuôi và Thủy sản của Lào, Viện nghiên cứu Thú y Quốc gia Campuchia và các bác sĩ thú y đến từ Cục Lâm nghiệp Campuchia.

PV - Ảnh : Richard Nyberg từ USAID
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hội thảo tập huấn về bệnh lý học động vật hoang dã

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI