»

Chủ nhật, 19/01/2025, 15:28:48 PM (GMT+7)

Hình ảnh những động vật đáng thương bị đày đọa (tiếp theo) Tin ảnhTin mới nhất

(08:52:52 AM 10/11/2014)
(Tin Môi Trường) - Để nước tiểu và phân không làm hỏng bộ lông cừu đắt giá, khi xén lông, người ta cắt luôn một miếng da thịt và lông trên hậu môn của cừu.

>>>Hình ảnh những động vật đáng thương bị đày đọa (tiếp theo)

 

Hình[-]ảnh[-]những[-]động[-]vật[-]đáng[-]thương[-]bị[-]đày[-]đọa[-](tiếp[-]theo)

Maxx, một chú chó nghiệp vụ của cảnh sát Mỹ đã phải khâu đến 15 mũi ở tai sau khi bị một kẻ phạm tội tên là Trevor Glaspie, 22 tuổi cắn tơi tả khi truy đuổi anh ta. Trevor sẽ phải trả giá cho cả tội cắn chó, ngoài cái tội mà vì thế anh ta bị truy đuổi.

 

Hình[-]ảnh[-]những[-]động[-]vật[-]đáng[-]thương[-]bị[-]đày[-]đọa[-](tiếp[-]theo)

Gần đây, Hội Bảo vệ động vật công bố những hình ảnh gây xúc động mạnh về việc thu hoạch lông cừu tàn bạo ở Australia. Việc các chú cừu đực bị thiến sống, hoàn toàn không được gây mê hay giảm đau được coi là bình thường đối với công nghiệp len ở đất nước này, nơi hơn 3 triệu chú cừu non chết mỗi mùa xuân.

 

Hình[-]ảnh[-]những[-]động[-]vật[-]đáng[-]thương[-]bị[-]đày[-]đọa[-](tiếp[-]theo)

Thiếu dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân khiến chúng lìa đời. Rất nhiều chú cừu bị bỏ rơi đến chết sau khi bị cắt lông sớm.

 

Hình[-]ảnh[-]những[-]động[-]vật[-]đáng[-]thương[-]bị[-]đày[-]đọa[-](tiếp[-]theo)

Hình[-]ảnh[-]những[-]động[-]vật[-]đáng[-]thương[-]bị[-]đày[-]đọa[-](tiếp[-]theo)

Cả mảng da lớn ở mặt sau chân của cừu và xung quanh đuôi bị cắt. Những con cừu sau khi bị Museling nhiều khi còn bị kẹp găm vào da thịt như thế này cho tới chết.

 

Hình[-]ảnh[-]những[-]động[-]vật[-]đáng[-]thương[-]bị[-]đày[-]đọa[-](tiếp[-]theo)

Việc cái chết thảm thương của những chú cừu được coi là bình thường đã gây sự cảm thương và giận dữ ở những người yêu động vật.

 

Hình[-]ảnh[-]những[-]động[-]vật[-]đáng[-]thương[-]bị[-]đày[-]đọa[-](tiếp[-]theo)

Những con ngỗng được nuôi lấy gan (thực phẩm sang chảnh giá 30-40 Euro/kg) chỉ được sống vài giờ cuộc sống của một con ngỗng thực sự. Chúng bị nhốt trong lồng chật đến mức không thể cựa quậy nhằm hạn chế vận động, và nhồi thật nhiều thức ăn để béo nhanh và có bộ gan càng lớn càng tốt.

 

Hình[-]ảnh[-]những[-]động[-]vật[-]đáng[-]thương[-]bị[-]đày[-]đọa[-](tiếp[-]theo)

Lượng thức ăn được tăng cường liên tục nhằm làm cho dạ dày ngỗng nở to và bền, có thể chịu đựng sự nhồi nhét khủng khiếp suốt cuộc đời. Ngày 3 lần, chủ nuôi thọc ống sắt dài 20 - 30 cm vào sâu họng ngỗng để tổng thức ăn qua đó. Với việc cho ăn cưỡng bức như vậy, con ngỗng chưa kịp tiêu hóa bữa trước đã phải tiếp nhận bữa sau, dù có vùng vẫy chống cự.

 

Hình[-]ảnh[-]những[-]động[-]vật[-]đáng[-]thương[-]bị[-]đày[-]đọa[-](tiếp[-]theo)

Để gan mềm mịn và béo ngậy, chế độ ăn bị giảm tối đa lượng canxi, lũ ngỗng sẽ mắc chứng “mềm xương” và nằm lười trong lồng, không vận động, thể trọng càng tăng nhanh. Bộ gan thu được sẽ lớn gấp 6 – 10 lần gan ngỗng bình thường, đáp ứng yêu cầu của món gan ngỗng đẳng cấp.

 

Hình[-]ảnh[-]những[-]động[-]vật[-]đáng[-]thương[-]bị[-]đày[-]đọa[-](tiếp[-]theo)

Với chế độ “chăm sóc” như vậy, nhiều con ngỗng từ lúc chào đời đến khi chết chưa từng biết đến mặt nước. Gan của chúng có trọng lượng trung bình 600-900 gr, thậm chí có thể lên tới 2kg.

 

Y Xuân (Tổng hợp)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hình ảnh những động vật đáng thương bị đày đọa (tiếp theo)

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI