Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Đường dây “tẩy trắng” cá tầm lậu: Những tiết lộ của dân trong nghề
(08:25:42 AM 19/07/2013)Mỗi ngày hiện có khoảng 20-30 tấn cá tầm “vượt biên” từ Trung Quốc qua Việt Nam. Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Quảng Ninh đang là những điểm nóng về tình trạng buôn lậu cá tầm. Trong khi đó, Lai Châu, Bắc Giang, Hà Nội lại là 3 “trạm trung chuyển” và “tẩy trắng” cá tầm lậu
Người nuôi cá trong nước đang khốn đốn vì cá tầm nhập lậu (ảnh minh họa).
Từ bí mật sang công khai
Sau một thời gian khá dài tìm hiểu, móc nối, phóng viên đã tiếp cận được một dân anh chị hành nghề buôn lậu cá tầm, chuyên nhập cá tầm từ vùng biên giới và phân phối cho thị trường Hà Nội.
T.H (32 tuổi) đã buộc phải “giải nghệ” trong ấm ức bởi sự thanh lọc của các nhóm buôn lậu khác nhau với mưu đồ thâu tóm toàn bộ thị trường cá tầm trên toàn quốc.
Đúng 18 giờ tối, tôi gặp H tại điểm hẹn, trò chuyện được một lúc hắn nhận được điện thoại và bảo tôi “chúng ta phải đi cơ sở ngay, việc đã thuận”. Trên đường đi thực tế “cơ sở”, H trò chuyện: “Ở Việt Nam, nghề buôn lậu cá tầm không có nhiều người làm đâu, chỉ có khoảng 10 nhóm hành nghề và đang thao túng toàn thị trường từ Bắc vào Nam. Buôn cá tầm chủ yếu diễn ra ở Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng và Quảng Ninh. Ở Lai Châu (nhất là ở huyện Tam Đường, gần Lào Cai) và Bắc Giang (huyện Sơn Động) là những nơi để bọn buôn cá tầm lậu tập kết hàng để “rửa” cá, lo lót giấy “thông hành” để vận chuyển về Hà Nội. Hà Nội, TP.HCM là 2 “trạm trung chuyển” lớn nhất cả nước, từ Hà Nội cá tầm “sạch” được tiêu thụ đi các tỉnh miền Bắc, theo đường hàng không để vào TP.HCM, các tỉnh miền Nam”.
Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49) nhận diện hiện ở miền Bắc có 4 tuyến vận chuyển cá tầm nhập lậu hết sức nóng bỏng. Tuyến Quảng Ninh – Hải Dương – Bắc Ninh – Hưng Yên – Hà Nội có cao điểm đầu vào của cá tầm lậu là Quảng Ninh với các điểm nóng ở cửa khẩu Móng Cái, Hoành Mô, Bắc Phong Sinh...; Thứ hai là tuyến Lạng Sơn – Bắc Giang – Bắc Ninh – Hà Nội với các cửa khẩu Hữu Nghị, Đồng Đăng, Chi Ma...; Thứ ba là tuyến Cao Bằng – Lạng Sơn – Hà Nội; Cuối cùng là tuyến Lào Cai – Yên Bái – Hà Nội với cửa khẩu quốc tế Lào Cai, tại khu biên giới này có hàng trăm đường mòn lối mở với Trung Quốc.
|
H cho hay, tại Lào Cai, địa bàn biên giới sôi động nhất là đoạn qua sông Nậm Thi thuộc địa bàn thôn Nậm Só, xã Bản Tiệt của huyện Bảo Thắng (giáp ranh huyện Hà Khẩu, Vân Nam, Trung Quốc). Một chủ trại nuôi cá tầm có tiếng tăm ở Lào Cai cho hay: “Đợt cao điểm là cuối năm 2012, thời điểm đó việc buôn lậu cá tầm ở Lào Cai diễn ra công khai, giới buôn lậu vận chuyển cá từ biên giới Trung Quốc sang Việt Nam từ ban đêm chuyển sang ban ngày, người buôn kẻ bán đi lại tấp nập, cứ thế mà chẳng có ai làm gì, cũng không ai ý kiến gì".
Xe chuyên chở của các đối tượng buôn lậu xếp hàng dài dằng dặc, cá tầm được đựng trong thùng xốp và vận chuyển qua sông, vào địa phận Việt Nam. Tại điểm Nậm Thi, mỗi ngày có hàng chục tấn cá tầm “bơi” tự do qua biên giới.
“Cứ khoảng 8-10 giờ sáng là cao điểm, sau khi cá tầm được tập kết tại biên giới Việt Nam, dân buôn lậu vận chuyển thẳng xuống Hà Nội luôn mà không cần phải có một loại giấy tờ gì hết. Các chuyến xe cứ nối đuôi nhau chạy một mạch xuống tận trung tâm thủ đô Hà Nội” - H kể.
Trong số khoảng 10 nhóm đang hành nghề này, duy chỉ có vài ba nhóm có bảo kê nên các lô hàng cá tầm lậu đi đến nơi về đến chốn, còn những nhóm khác do không có bảo kê nên bị thanh trừ hết. Đây là câu chuyện điển hình cho việc buôn lậu cá tầm ở Móng Cái (Quảng Ninh). TP.Móng Cái giáp thị xã Đông Hưng (Quảng Tây, Trung Quốc), chỉ mới năm 2012 hoạt động buôn lậu ở đây đang rất hưng thịnh.
T.H cho biết: “Ở đây giá cá nhập lậu từ thị xã Đông Hưng rẻ hơn so với các điểm khác ở Cao Bằng, Lào Cai. Cung đường từ Móng Cái về Hà Nội rất thuận tiện. Chính vì vậy nhóm buôn lậu cá tầm ở Móng Cái rất phất.
Tuy nhiên sang năm 2013, toàn bộ 3 – 4 nhóm buôn lậu cá tầm ở đây bị 2 đội buôn lậu Hà Nội đứng đầu là N.V.N và L.T.N thanh trừ sạch sẽ. Chính bởi vậy điểm nóng Móng Cái nay đã im ắng hơn trước. Và các con buôn ở Hà Nội lấy hàng từ đội này cũng trở nên thất nghiệp.
Cũng chính từ những cuộc “thanh trừ” của các phe cánh nên lực lượng công an mới phần nào nắm được nội tình của giới buôn lậu cá tầm”.
“Đối tác” thành “đối đầu”
Trò chuyện thêm với T.H quanh chuyện một số chuyến hàng cá tầm lậu vận chuyển về Hà Nội bị lực lượng chức năng chuyên ngành phát hiện và bắt giữ trong thời gian gần đây, H chỉ cười nhếch mép: “Đó chỉ là “sai sót kỹ thuật” thôi ông bạn ạ. Nói thật số đó là vô cùng ít so với các chuyến hàng lậu vận chuyển trót lọt về Hà Nội”.
T.H thấy tôi vẫn ngơ ngác khi nói đến “sai sót kỹ thuật”, liền phân trần: “Theo tôi được biết thì có nhiều vụ bị bắt chỉ là do các chủ hàng
LTS: Các hộ nuôi, các doanh nghiệp cung cấp cá tầm trong nước đang ngày càng “thoi thóp” bởi sự hoành hành của cá tầm nhập lậu từ Trung Quốc. Trong một thời gian dài, phóng viên NTNN đã trực tiếp thâm nhập vào đường dây buôn lậu cá tầm để tìm hiểu những điểm nóng và hình thức nhập lậu; những ông trùm và công nghệ “tẩy trắng” cá tầm lậu... |
không chịu “báo hàng” và cố ý “lách luật” để ăn mảnh. Bình thường khi có chuyến hàng nào từ vùng biên về Hà Nội, giới buôn lậu phải bắn tin cho “đối tác” để “đối tác” lờ đi, dọn dẹp đường thông hè thoáng nhằm để cá tầm có mặt ở thủ đô một cách an toàn, êm đẹp.
Tuy nhiên chuyến nào báo “có hàng về” là chuyến đó phải ăn chia với “đối tác”. Nhưng đôi khi, nhằm tối đa hóa lợi nhuận, trong 10 chuyến hàng, giới buôn chỉ “báo hàng” khoảng 5-7 chuyến, những chuyến còn lại không báo để đỡ phải chia chác. Và thế là “đối tác” trở thành “đối đầu”.
Nhớ lại nội dung báo cáo của C49 gửi Thủ tướng Chính phủ, mới thấy điều H nói có lý. C49 sau quá trình điều tra đã đánh giá: “Các đối tượng trọng điểm trong đường dây buôn lậu cá tầm gồm có đối tượng cầm đầu, chủ đầu nậu các đường dây thu gom cá tầm vận chuyển qua biên giới; đối tượng thu mua tại khu vực biên giới, tổ chức vận chuyển sâu vào nội địa tiêu thụ; đối tượng bảo kê, bao tiêu, bao tuyến tại các khu vực biên giới và trên các tuyến giao thông; đối tượng chuyên phân phối, tiêu thụ cá tầm nhập lậu trong nội địa. Trong đó đáng chú ý có khoảng 10 đối tượng là đầu nậu buôn bán, vận chuyển trái phép cá tầm từ Trung Quốc vào Việt Nam tập trung tại các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng”.
T.H cũng “bật mí” luôn với tôi rằng: Nếu ông muốn tìm hiểu cặn kẽ xem chuyện bảo kê cá tầm nhập lậu ra sao, cách “tẩy trắng” cá tầm lậu như thế nào, hãy cứ tìm hiểu, điều tra kỹ lại vụ quản lý thị trường Lạng Sơn bắt giữ 4 tấn cá tầm nhập lậu cuối tháng 6 vừa rồi đi. Tôi sẽ giúp ông nếu ông cần. Rồi H cũng khẳng định chắc nịch: “99% hàng đó là lậu, số cá đó đã được “tẩy trắng” và được lo lót “giấy thông hành nên giờ ông chủ hàng mới tố ngược lại cơ quan chức năng vì đã đem 4 tấn cá đó đi tiêu hủy kia kìa”.
Phóng viên lập tức tìm cách liên hệ với ông Nguyễn Thắng Lợi - Phó Giám đốc Sở Công Thương kiêm Chi cục trưởng Quản lý thị trường Lạng Sơn và được ông cho biết: “Khi đối tượng buôn lậu đòi cơ quan chức năng bồi thường tức là câu chuyện này không hề đơn giản rồi.
Hiện nay chúng tôi đang trong quá trình xử lý sự việc, tuy nhiên tôi có thể nói rằng câu chuyện này chỉ là bề nổi thôi, còn phía sau nó có rất nhiều vấn đề”.
Và phóng viên đã đi tìm phần chìm của tảng băng ấy...
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.