Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Thứ ba, 03/12/2024, 17:12:38 PM (GMT+7)
Đường dây nóng "xử" ô nhiễm môi trường hiệu quả... thấp
(20:17:13 PM 13/12/2021)(Tin Môi Trường) - "Hiệu quả giải quyết dứt điểm các vấn đề ô nhiễm môi trường được phản ánh qua đường dây nóng ở một số địa phương còn thấp, đa phần mới dừng lại ở mức xử lý thông tin, chưa chú trọng xử lý vụ việc".
>> Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường >> Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn >> Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp >> Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam >> Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) vừa tổ chức sơ kết thực hiện việc tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng.
Trên 4.000 phản ánh, hiệu quả giải quyết còn thấp
Sau hơn 3 năm triển khai, đường dây nóng của Tổng cục Môi trường (0869.000660) và Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tiếp nhận trên 4.000 thông tin từ các tổ chức, cá nhân phản ánh đối với trên 3.900 vụ việc về ô nhiễm môi trường.
Đến nay, các cơ quan đã tiến hành xác minh trên 3.800 vụ việc (chiếm tỷ lệ 98%), xử lý gần 3.700 vụ việc (chiếm tỷ lệ 93%) và thực hiện phản hồi thông tin 3.300 vụ việc (chiếm tỷ lệ 85%).
Ông Hồ Kiên Trung - Chánh văn phòng Tổng cục Môi trường - phát biểu tại buổi hội thảo (Ảnh: VEA).
Đại diện Tổng cục Môi trường khẳng định, kể từ khi đi vào hoạt động, hệ thống đường dây nóng đã trở thành kênh thông tin hữu ích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin phản ánh kịp thời về các hành vi gây ô nhiễm, các điểm "nóng" môi trường trên địa bàn đến các cơ quan quản lý nhà nước.
Đường dây nóng cũng giúp cơ quan quản lý nhà nước nắm bắt, phát hiện kịp thời các vấn đề và có giải pháp xử lý các điểm "nóng" về môi trường phát sinh trên địa bàn.
"Qua công tác tiếp nhận, xác minh, xử lý các vụ việc ô nhiễm môi trường được phản ánh thông qua đường dây nóng và qua phương tiện truyền thông, báo chí, ý thức, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ngày càng được nâng lên. Tỷ lệ các vụ việc được xác minh, xử lý tăng dần theo thời gian: Năm 2018, tỷ lệ vụ việc được xác minh là 54%, xử lý 43%; đến năm 2020, tỷ lệ này đã được nâng lên lần lượt là 79% và 71%. Đến nay tỷ lệ vụ việc được xác minh, xử lý đã đạt 98% và 93%"- báo cáo của Tổng cục Môi trường cho hay.
Tuy nhiên, thực tế triển khai hệ thống đường dây nóng từ cấp Trung ương đến địa phương cũng còn một số hạn chế nhất định. Việc tổ chức đường dây nóng tại các địa phương chưa bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất đầu mối, chưa đúng quy định. Nhiều thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường mới chỉ dừng lại ở việc tiếp nhận, ghi nhận thông tin vào sổ nhật ký, gây khó khăn cho công tác theo dõi, giám sát việc thực hiện. Việc công bố, công khai thông tin, kết quả xử lý chưa được kịp thời.
"Hiệu quả giải quyết dứt điểm các vấn đề ô nhiễm môi trường được phản ánh qua đường dây nóng ở một số địa phương còn thấp, đa phần mới dừng lại ở mức xử lý thông tin, chưa chú trọng xử lý vụ việc, dẫn đến một số vụ việc chưa được xử lý thỏa đáng, người dân tiếp tục thực hiện phản ánh lại nhiều lần, giảm hiệu quả đường dây nóng"- báo cáo của Tổng cục Môi trường nhận định.
Mở rộng hệ thống đường dây nóng đến cấp huyện
Để giải quyết những hạn chế, bất cập và thực hiện quy định tại khoản 5 Điều 159 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường các cấp, Tổng cục Môi trường đề xuất dự thảo "Quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin đường dây nóng về ô nhiễm môi trường" do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Việc ban hành quy chế nhằm thống nhất nguyên tắc tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin đường dây nóng về ô nhiễm môi trường. Thực hiện phân loại cụ thể thông tin được phản ánh đến đường dây nóng để phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm xác minh và xử lý vụ việc nhằm đảm bảo việc xác minh thông tin và xử lý vụ việc nhanh chóng, thống nhất và hiệu quả.
Mở rộng hệ thống đường dây nóng đến cấp huyện và thống nhất các phương thức tiếp nhận thông tin đường dây nóng về ô nhiễm môi trường thông qua gọi điện, nhắn tin, gửi thông tin đến số điện thoại, thư điện tử đường dây nóng, qua hệ thống thông tin (ứng dụng trên nền tảng web) hoặc ứng dụng trên thiết bị di động…
Ông Hồ Kiên Trung - Chánh Văn phòng Tổng cục Môi trường hi vọng sự quyết tâm, nỗ lực của các Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp quận, huyện và cấp xã, các tổ chức, cộng đồng và mỗi người dân, việc tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Thế Kha
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
Bài viết mới:
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn (28/11/2024)
- Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 (27/11/2024)
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt (27/11/2024)
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường (26/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh