Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Thứ tư, 30/10/2024, 04:22:57 AM (GMT+7)
Đồng Nai: Người dân tự nguyện chuyển giao gấu đến trung tâm cứu hộ
(18:28:03 PM 20/12/2017)(Tin Môi Trường) - Ngày 20/12/2017, một cá thể gấu ngựa (có gắn chíp quản lý) đã được chuyển giao đến Trung tâm cứu hộ gấu thuộc Vườn Quốc gia Cát Tiên. Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Nai và Tổ chức Free the Bears là những đơn vị trực tiếp tham gia cứu hộ và tiếp nhận cá thể gấu.
>> Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero >> Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam >> Mang trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền >> Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân vùng lũ >> Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
Các cán bộ kiểm lâm hoàn thiện thủ tục để chuyển giao gấu
Đây là cá thể gấu hộ gia đình bà Lê Thị Lan tại Đồng Nai nuôi nhốt từ năm 1997. Trong quá trình kiểm tra và tái gắn chíp cho gấu ở Đồng Nai, Tổ chức Bảo vệ Động vật Thế giới (World Animal Protection) đã cùng với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Nai trực tiếp trao đổi, vận động chủ gấu và đến đầu tháng 12 này, gia đình bà Lan đã làm đơn đề nghị tự nguyện chuyển giao gấu cho Nhà nước. Theo nhận định của cán bộ Tổ chức Bảo vệ Động vật Thế giới, cá thể gấu này không có dấu hiệu bị trích hút mật trong những năm gần đây.
Đại diện gia đình bà Lan chia sẻ:“Gia đình tôi đã nuôi cá thể gấu này được hơn 20 năm rồi. Sau khi được các cơ quan chức năng truyên truyền, vận động, chúng tôi có mong muốn chuyển giao gấu cho Nhà nước để gấu được chăm sóc và sống trong điều kiện tốt hơn. Tôi cũng hy vọng các chủ trại gấu khác trên cả nước cũng sớm chuyển giao gấu để chúng được sống gần với thiên nhiên.”
Trước đó, ngày 11/12/2017, Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội cũng đã tiếp nhận một cá thể gấu ngựa từ một hộ gia đình ở Gia Lai chuyển giao. Như vậy, hai cá thể gấu được chuyển giao gần đây đã nâng tổng số cá thể gấu (có đăng ký) được tự nguyện chuyển giao trên khắp cả nước lên 25 cá thể trong năm nay. Tuy vậy, hiện vẫn còn 936 cá thể gấu vẫn đang bị nuôi nhốt tại 272 cơ sở nuôi nhốt trên cả nước.
Bà Bùi Thị Hà – Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên chia sẻ: “Càng ngày càng có nhiều chủ nuôi nhốt gấu tự nguyện chuyển giao gấu cho Nhà nước mà không đòi hỏi bất kì một khoản hỗ trợ nào. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng cho thấy sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của chính các chủ cơ sở nuôi nhốt gấu về sự cần thiết phải chấm dứt hoạt động này. Thêm một cá thể gấu được chuyển giao, chặng đường chấm dứt hoàn toàn tình trạng nuôi nhốt gấu sẽ được thu ngắn hơn. ENV trân trọng cám ơn các chủ hộ nuôi nhốt gấu đã có những quyết định đúng đắn và mong rằng những tấm gương chuyển giao gấu tự nguyện sẽ tiếp tục được nhân rộng.”
Việt Nam có 2 loài gấu là gấu ngựa và gấu chó. Cả hai loài gấu của Việt Nam đều được pháp luật bảo vệ ở mức độ cao nhất, nằm trong Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ban hành kèm theo Nghị định 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013. Gấu ngựa và gấu chó cũng được liệt kê trong Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES). Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Luật Đầu tư 2014 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2015), gấu, các bộ phận của gấu và bất kỳ sản phẩm từ loài này đều được coi là hàng cấm đầu tư kinh doanh.
Ngày 01/01/2018 tới, Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, các hành vi “săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán gấu trái phép” hoặc “vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của gấu” và “hành vi tàng trữ (hay lưu trữ)” sẽ bị xử lý hình sự. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi, người phạm tội sẽ bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 2 tỷ đồng hoặc phạt tù tối đa đến 15 năm.
NGUYỄN LÊ KHOA- Nguồn:Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
(Tin Môi Trường) - Trong khuôn viên Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân (Thanh Hóa) có cây thị cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Cây có tuổi đời hàng trăm năm, ra quả trĩu cành...