Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Cụ Rùa hồ Gươm khó có hậu duệ
(07:03:53 AM 14/12/2011)
Qua hình ảnh này, các nhà khoa học lo ngại bệnh của cụ Rùa sẽ tái phát, sức khỏe của cụ sẽ lại bị đe dọa. Ảnh: Vũ Long.
|
Rùa hồ Gươm nổi lên nhiều lần trong một tháng qua, với những vết xám trắng trên cơ thể. Sự xuất hiện thường xuyên trở lại của "cụ" khiến các nhà khoa học phỏng đoán rằng Rùa bị đói hoặc do môi trường xấu đi.
Điều này cũng hâm nóng trở lại những lời bàn bạc về việc tìm cách duy trì nòi giống của sinh vật quý hiếm và được coi là một trong các biểu tượng của Hà Nội này. Trong số các phương án, được đề cập nhiều nhất là khả năng tìm sinh vật phối ngẫu cho cụ bà Rùa.
"Tôi có tham vọng nghiên cứu về gene cụ Rùa, nhưng chưa có kinh phí", giáo sư Lê Trần Bình, Viện công nghệ sinh học, cho biết. "Hiện gene của rùa tôi vẫn đang giữ. Trong thời gian tới, nếu tìm thấy cá thể nào có bộ gene trùng với cụ Rùa, chúng tôi sẽ thực hiện các biện pháp sinh học tạo hậu duệ cho cụ Rùa". Biện pháp mà ông Bình nói đến là lai tạo giữa sinh vật cùng loài.
Giáo sư Hà Đình Đức, người có kinh nghiệm 20 năm trong nghiên cứu về rùa hồ Gươm, khẳng định: "Chúng tôi chờ xem có loài nào cùng loài với cụ Rùa, chứ không còn cách nào khác. Rùa hồ Gươm là loài mới, được đặt tên là Rafetus, không cùng loài với rùa bên Trung Quốc hay rùa Đông Mô".
Ông Đức cho rằng các biện pháp nhân bản vô tính hay giao phối đều là không thể. bởi khi hai loài khác nhau giao phối, trứng sẽ không thụ tinh và không nở ra con.
"Trường hợp nếu thành công, sinh ra cá thể con F1 nhưng thế hệ này sẽ không có khả năng sinh sản. Trên thế giới cũng chưa thấy nghiên cứu nào nhân giống hai loài rùa khác nhau, mà chỉ biết khi lừa đực giao phối với ngựa cái sẽ sinh ra con la; ngựa đực giao phối với lừa cái sinh con Hinny đều bất thụ", ông Đức cho hay.
Giáo sư Mai Đình Yên, phó chủ tịch Hội sinh thái học Việt Nam, cho rằng vẫn có thể còn tồn tại những con rùa khác cùng loài rùa Hoàn Kiếm trên lãnh thổ Việt Nam chưa được tìm thấy.
"Cần tìm kiếm các khu vực vùng biển Thanh Hóa, và các tỉnh miền Trung hoặc các tỉnh miền núi trung du phía bắc - nơi có thể tìm thấy cá thể rùa cùng loài với rùa hồ Gươm", giáo sư Mai Đình Yên nói. Ông cũng kêu gọi mọi người nếu phát hiện những con rùa lớn hoặc con giải thì thông báo với cơ quan chức năng để bảo tồn.
"Dù muốn hay không, cụ Rùa cũng như bao nhiêu sinh vật khác, một ngày nào đó sẽ chết, nên những nghiên cứu về giống loài của rùa tại Việt Nam là cần thiết để tuy trì nòi giống của cụ Rùa. Hơn nữa sinh vật này còn có giá trị tâm linh", ông Yên nói.
Rùa hồ Gươm là một cá thể cái và được các nhà khoa học trong nước cho là thuộc loài hoàn toàn mới ở Việt Nam. Trong khi đó các nhà khoa học nước ngoài cho rằng Rùa này có các đồng loại ở Đồng Mô (Hà Nội) và Thượng Hải (Trung Quốc).
Rùa hồi đầu năm nay đã được đưa lên bờ để chữa trị các vết lở loét trên thân trong thời gian hơn ba tháng. Sau đó Rùa được trả về môi trường tự nhiên trong hồ, nơi người ta đã thả nhiều cá để làm thức ăn cho cụ. Khi đó Rùa có chiều dài toàn thân là 185cm; chiều rộng mai 100 cm, chiều dài đuôi là 35 cm, nặng 169 kg.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.