Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Chú voi già nổi tiếng như một ngôi sao giải trí
(08:12:05 AM 22/10/2012)Mali, 38 tuổi, thường dành toàn bộ thời gian trong ngày để nhặt lạc từ tay những đứa trẻ và phun nước trong một khoảng sân nhỏ mà những nhóm bảo vệ động vật cho rằng nó quá nhỏ đối bất cứ một con voi nào.
Họ cũng cho rằng, sau khi được đưa đến từ Sri Lanka từ lúc mới ba tuổi, Mali phải sống cô độc không được ở bên một con voi nào khác trong suốt quãng thời gian kể từ khi trưởng thành.
Chú voi Mali ở vườn thú Manila (Nguồn: AFP)
“Chắc chắn nó không được tốt. Cũng như nỗi khổ về thể xác, còn có những đau khổ về tâm lý,” Rochelle Rigodon, người đứng đầu chiến dịch của Những người muốn đòi hỏi đối xử nhân đạo vói động vật tại Manila, cho AFP biết.
PETA bắt đầu vận động để Mali được đưa ra khỏi vườn thú từ 7 năm trước, và một nhóm người đang đang nỗ lực để con voi được sống nốt cuộc đời còn lại tại một khu bảo tồn động vật tại Thái Lan.
Ngôi sao nhạc pop người Anh, Morrissey, nhà văn Nam Phi giành giải Nobel Văn chương năm 2003 J.M.Coetzee và nhà vận động bảo vệ quyền lợi động vật nổi tiếng Jane Goodall đã viết thư cho chính phủ Philippines để yêu cầu chuyển Mali đi.
“Mali đã từ chối các sự khuyến khích, khám phá, và rất có thể sẽ bị điên,” Morrissey viết trong một bức thư gửi tới Tổng thống Benigno Aquino khi anh biểu diễn tại Manila trong tháng Năm.
Tổng giám mục Jose Palma, chủ tịch Hội nghị ảnh hưởng giáo hội Công giáo của Philippines, cũng viết một bức thư kêu gọi đưa Mali sang Thái Lan.
Ông đã thành lập một liên đoàn với những người mẫu địa phương và diễn viên, như Isabel Roces và Chin-Chin Gutierrez, những người đã đăng các thông điệp bày tỏ sự quan tâm tới hoàn cảnh của Mali lên Twitter của mình.
Chiến dịch này đã đạt được một số kết quả, khi tổng thống Aquino ra quyết định cho Cục động vật vào tháng Năm phải đánh giá xem liệu Mali có nên được chuyển tới Thái Lan. Cho đến nay, vẫn chưa quyết định nào được công bố.
Những nhà hoạt động vì quyền lợi động vật nói rằng vấn đề ở đây là phạm vi của vườn thú không phù hợp với Mali.
Vườn thú thuộc sở hữu của thành phố Manila, được xây dựng từ năm 1959, từ lâu đã rời xa những tháng ngày vinh quang của mình vào đầu những năm 1960, với một số lượng lướng những sư tử, hổ, gấu, báo, hươu cao cổ, tinh tinh và bò rừng.
Rất nhiều những con vật trong số này đã về già, và không đủ kinh phí để thay thế chúng.
Nhiều con vật đang sống trong những chiếc chuồng có tuổi đời nửa thế kỷ, được làm từ dây thừng và then chắn, trong khi vườn thú hoạt động với ngân sách 1,4 triệu USD một năm, quá ít so với quy mô của nó, với 717 con vật từ 102 loài khác nhau.
Anna Cabrera, giám đốc điều hành của Hiệp hội chăm sóc động vật Philippines cáo buộc các bác sỹ thú y và những người quản lý “yếu kém tổng thể.”
“Nó (vườn thú) lộn xộn… họ không có chuyên môn để chăm sóc các con vật trong vườn thú,” bà cho AFP biết.
Tuy nhiên bác sỹ đứng đầu Donald Manalastas khẳng định Mali và những con vật khác được đối xử tốt.
“Chúng tôi có thể làm tốt hơn nhưng việc chăm sóc này không khiến chúng tổn thương,” Manalastas nói.
Ông nhắc đến tuổi tác của Mali và một ngôi sao 38 tuổi khác của vườn thú, chú hà mã Berta, để chứng ming rằng những con vật được chăm sóc đầy đủ.
“Nếu chúng tôi không cho chúng ăn các thực phẩm tốt, sự chăm sóc thích hợp, chúng sẽ không còn sống đến giờ. Chúng tôi phải làm một điều gì đó đúng đắn,” ông nói.
Manalastas cũng nói rất nhiệt tình về những thành công của vườn thú trong việc gây giống cá sấu nước ngọt Philippines, hay cá sấu Mindorensia, hiện đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Từ 4 cá thể đầu tiên, các loài bò sát sinh sản nhanh chóng, lên mức 20 con vào năm ngoái, Manalastas cho biết. Ông nói họ có thể trao đổi 8 con với một vườn thú khác ở nước ngoài để mang về một con lạc đà vào năm tới.
Và vườn thú vẫn là một điểm thu hút khách nổi tiếng, với hơn 950.000 lượt khách tới thăm mỗi năm, rất nhiều trong số họ đến từ những cộng đồng người ngoài sống tại và xung quanh Manila.
Philippines hiện đang gặp vấn đề về đói nghèo, với khoảng 25% trong tổng số 00 triệu dân sống chỉ vói mức 1 USD một ngày hay ít hơn.
Phí vào cổng cho vườn thú nằm ở mức thấp với khoảng 40 peso (95 xu Mỹ) cho người lớn và 20 peso cho trẻ em để giúp những công dân nghèo nhất của Manila cũng có thể nhìn ngắm những con vật hoang dã và tận hưởng một ngày vui chơi thú vị.
“Đây là một dịch vụ xã hội, không phải là một tổ chức thu lợi nhuận,” người phụ trách bộ phận công viên và khu vui chơi của Manila, Deogracias Manimbo, cho AFP biết.
“Đó là một địa điểm mà những người ít quyền lợi lựa chọn. Nó được thiết kế dành cho những người nghèo ở Manila.”
Giữa những ồn ào về Mali, thị trưởng Manila, Alfredo Lim đã từ chối các cuộc gọi về việc chuyển con voi đi, và đây cũng là tư tưởng chiếm đa số trong các khách đến thăm.
“Vườn thú Manila sẽ không thể hoàn hảo nếu thiếu đi con voi,” một nhân viên công sở, Rowena Castro nói khi cô chỉ cho đứa con trai 4 tuổi nhìn con vật khổng lồ.
“Đây là lý do để thằng bé đến đây: được nhìn thấy con voi.”
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
-
Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
-
Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
-
Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
-
Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
-
Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
-
Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
-
Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
-
WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị) (18/02/2025)
- "Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại" (15/02/2025)
- SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố (15/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.

Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Ruối hơn 300 năm, có chu vi thân hơn 3 mét, cao 7 mét trong khuôn viên đình chùa thôn Hảo Quan, xã Đồng Lạc, (thuộc huyện Nam Sách – Hải Dương) được cộng đồng địa phương tổ chức đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào chiều 16/2/2025.
.jpg)