Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Chấp nhận nghèo để giữ chim trời
(07:55:43 AM 19/12/2011)
Đàn cò trong rừng đước của ông Nguyễn Văn Hưng - Ảnh: Phạm Ngọc Thành |
“Ngôi nhà” của chim
Mỗi ngày, khi trời bắt đầu tối là lúc hàng ngàn con chim, cò bay rợp cả khu rừng đước. Thi thoảng, vài con vạc bắt đầu rời tổ đi kiếm ăn. Không gian đặc quánh tiếng chim. Ngồi trên chiếc cầu gỗ bắc ra giữa đầm nước mặn, nông dân Nguyễn Văn Hưng, 49 tuổi, chủ nhân của khu rừng đước, thanh thản dõi mắt theo những cánh chim về.
Ông Hưng kể ông sống ở khu rừng này với lũ chim từ thời thơ bé. “Ông nội tui khai hoang, trồng rừng đước này từ năm 1950, sau đó chia lại cho những người con. Khi tui còn nhỏ, cả khu này toàn đước là đước, là nơi chim chóc tụ quần. Cha tui có 18ha, ông bán đi một ít, còn thì chia cho bảy anh em tui. Khu rừng này giờ rộng 4ha, tui chỉ có 2ha, diện tích còn lại là giữ giùm cho một người khác. Cách đây mươi năm, cơn lốc nuôi tôm ào qua, người ta phá bỏ sạch sẽ khu rừng đước rộng lớn để làm ao đìa. Nhưng tui quyết giữ rừng đước này vì không thể tưởng tượng được một ngày không nhìn thấy đàn chim, không nghe tiếng kêu của chúng thì mình sẽ sống thế nào”.
Những khu rừng ngập mặn ở Khánh Hòa mất dần. Lũ cò, vạc, trao trảo... tràn về rừng đước ông Hưng trú ngụ. Cuộc sống gia đình ông Hưng có khó khăn chút đỉnh vì không làm ao đìa nuôi tôm thâm canh như người khác, chỉ thả tôm, cá, cua nuôi “sinh thái” trong đầm đước, thu hoạch được bao nhiêu thì được. Bù lại, ông “sở hữu” hàng ngàn con chim các loại - thứ “của cải” không phải ai cũng có.
“Lũ cò xanh ở đây quanh năm, mùa hè chúng mới đẻ. Thứ cò này làm tổ sơ sài lắm, chỉ bẻ một số cọng cây, gác lên trên các chạc đước rồi đẻ trứng. Còn lũ cò trắng thì ở đây phải 2.000-3.000 con, nhưng ba tháng hè chúng di cư đi đâu đấy, trong rừng chỉ còn vài trăm con. Sáo sành mùa đông mới về nhiều, những mùa khác chúng không thích ở đây...” - ông Hưng thuộc lòng tập quán các loài chim trong rừng.
Ông Phạm Ngọc Thành, hội viên chi hội nhiếp ảnh thuộc Hội Văn học - nghệ thuật tỉnh Khánh Hòa, nói: “Ở sát đô thị Nha Trang mà có một rừng đước còn nguyên sơ được gìn giữ hàng chục năm và là nơi trú ngụ của hàng ngàn con chim, cò là điều rất độc đáo. Tôi và bạn bè nhiếp ảnh đã đến rừng đước anh Hưng săn ảnh chim nhiều lần và mê mẩn trước thiên nhiên ở đây”.
Ông Nguyễn Văn Hưng ngắm nhìn đàn cò trở về sau một ngày kiếm ăn - Ảnh: Duy Thanh |
Bị đe dọa vì... giữ chim trời
Điều làm ông chủ vườn chim đau đáu nhất là ngày càng có nhiều kẻ nhòm ngó, cứ sẩm tối lại lén vác súng và đèn pin vào khu rừng để bắn chim, cò.
“Nửa đêm nửa hôm tui cũng phải đi đuổi bọn chúng. Có đứa còn nạt lại tui: “Chim, cò là của trời chứ phải của ông đâu mà đành hanh?”. Tui phải hét lại: “Đầm đước này là của tao, cái gì trên đầm đước đều là của tao, đàn chim là của tao. Thằng nào đụng đến là có chuyện”. Có đứa bỏ đi, nhưng có đứa đe dọa, đòi đánh. Tui phải nhờ thêm mấy ông hàng xóm “trợ lực”, dọa báo công an, chúng mới đi”.
Trước nỗi lo của ông Hưng, ông Lê Mộng Điệp - giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Khánh Hòa - nói sẽ đề nghị Hội Bảo vệ thiên nhiên môi trường Khánh Hòa thuộc sở xem xét, nếu được sẽ xây dựng đề án bảo vệ rừng đước và đàn chim.
Còn ông Võ Thanh Tuấn - chủ tịch UBND xã Vĩnh Thái - cho biết: “Địa phương trân trọng và động viên ông Nguyễn Văn Hưng bảo tồn được rừng đước, bảo vệ đàn chim, cò tự nhiên. Rừng đước này nằm trong quy hoạch công viên phía tây đường Lê Hồng Phong, xã đã đề nghị cấp trên nên xem xét giữ lại nguyên trạng để tạo sự độc đáo cho công viên này”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.