»

Chủ nhật, 24/11/2024, 17:09:09 PM (GMT+7)

Cần nỗ lực bảo vệ các loài bị đe doạ khỏi nạn buôn bán bất hợp pháp

(13:36:36 PM 23/07/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Sự sinh tồn của một số loài như Tê giác, Hổ và Voi hoang dã đang bị đe dọa bởi các hoạt động bảo vệ chưa hiệu quả tại một số các quốc gia có liên quan, WWF vừa thông báo trong một báo cáo gần đây nhất.


Tê giác một sừng ở vườn quốc gia Cát Tiên bị sát hại và cưa mất sừng - Ảnh minh họa

 

Báo cáo đã xếp 23 quốc gia của châu Phi và châu Á vào nhóm các quốc gia đang phải đối mặt với mức báo động cao nhất của nạn săn bắn, vận chuyển và tiêu thụ bất hợp pháp ngà voi, sừng tê giác và các bộ phận của Hổ. Báo cáo được đưa ra tuần này, vào thời điểm chính phủ các nước nhóm họp tại Ge-ne-vơ để thảo luận một loạt các vấn đề liên quan tới buôn bán động thực vật hoang dã.

 

Báo cáo, với tiêu đề Đánh giá việc tuân thủ và thực hiện cam kết CITES về Hổ, Tê giác và Voi, đã tiến hành đánh giá 23 quốc gia trong số nhiều quốc gia được coi là có sự phân bố, trung chuyển hoặc tiêu thụ các loài này. Hiện trạng tuân thủ và thực hiện cam kết CITES của từng quốc gia đối với từng loài sẽ được đánh giá theo 3 loại thẻ màu: xanh, vàng hoặc đỏ. WWF thấy rằng các hoạt động bất hợp pháp liên quan tới động thực vật hoang dã đều tồn tại ở 23 quốc gia này, và việc sử dụng thẻ màu là để phân biệt những quốc gia đạt được những nỗ lực thỏa đáng để ngăn chặn tình trạng này so với những quốc gia chưa có được các nỗ lực cần thiết.

 

Việt Nam là một trong các quốc gia có việc thực thi đáng lo ngại nhất, với thẻ màu đỏ đối với  hai loài Tê giác và Hổ. Báo cáo xác định Việt Nam là quốc gia tiêu thụ sừng tê giác với số lượng lớn nhất và được coi là tác nhân gây ra khủng hoảng săn bắn trộm tại Nam Phi. Năm 2011, có đến 448 cá thể Tê giác đã bị giết hại để lấy sừng tại quốc gia này, và đã mất thêm 262 cá thể khác cho đến thời điểm này năm nay. Nam Phi cũng là quốc gia nhận thẻ vàng trong đánh giá tuân thủ và thực hiện cam kết CITES đối với loài Tê giác. Cũng theo như trong báo cáo, một số công dân Việt Nam đã bị bắt giữ tại Nam Phi do liên quan tới các vụ vận chuyển sừng tê giác bất hợp pháp.

 

Bà Elisabeth McLellan, Quản lý Chương trình Loài Toàn cầu của WWF phát biểu: “Đây là thời điểm mà Việt Nam cần phải nhận ra rằng chính việc tiêu thụ bất hợp pháp sừng tê giác đã gây ra nạn săn bắn trộm tại châu Phi và rằng chính phủ cần phải phá bỏ các đường dây buôn bán sừng tê giác bất hợp pháp. Việt Nam nên xem xét lại khung hình phạt đối với loại tội phạm này và ngay lập tức ngăn chặn thị trường tiêu thụ, bao gồm cả việc dỡ bỏ quảng cáo bán sừng tê giác trên Internet.”

 

Báo cáo cũng nhấn mạnh việc thực thi không thỏa đáng của Trung Quốc đối với thị trường ngà voi nội địa. Trung Quốc nhận thẻ màu vàng do quốc gia này đã thất bại trong việc kiểm soát thị trường ngà voi hợp pháp của mình. Theo báo cáo: “Một khối lượng lớn ngà voi bất hợp pháp tiếp tục được vận chuyển vào Trung Quốc cho thấy có khả năng những ngà voi này đã được đưa vào các kênh bán hàng hợp pháp.”

 

Báo cáo kêu gọi Trung Quốc ngay lập tức và kiên định cải thiện tình trạng thực thi với ngà voi và gửi thông điệp tới các công dân Trung Quốc sống tại châu Phi rằng bất kỳ công dân nào có liên quan đến việc nhập khẩu bất hợp pháp các sản phẩm làm từ động thực vật hoang dã vào Trung Quốc sẽ bị khởi tố, và nếu bị khép tội, sẽ phải nhận hình phạt ở mức cao.

 

Hàng năm, hàng chục ngàn cá thể Voi châu Phi đã bị săn bắn trộm để lấy ngà, trong đó Trung Quốc và Thái Lan là những nước đứng đầu trong việc tiêu thụ ngà voi châu Phi bất hợp pháp. Thái Lan nhận được thẻ màu đỏ do đã thất bại trong việc khắc phục các kẽ hở của luật pháp vốn tạo điều kiện cho việc bán lẻ ngà voi châu Phi bị săn trộm diễn ra dễ dàng.

 

Bà McLellan cho biết thêm: “Tại Thái Lan, ngà voi châu Phi bất hợp pháp được bầy bán công khai tại các cửa hàng sang trọng, phục vụ khách du lịch, những người không nghi ngờ về tính bất hợp pháp của việc mua bán này. Các chính phủ sẽ thảo luận vấn đề ngà voi trong tuần này. Cho tới nay, Thái Lan chưa hề phản hồi lại những vấn đề này một cách thích đáng, và với lượng ngà voi không rõ nguồn gốc đang lưu hành, biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay là ban hành lệnh cấm buôn bán ngà voi.”

 

Săn bắn trộm Voi hiện đang là vấn nạn tại Trung Phi, nơi mà Tê giác đã gần như bị tuyệt chủng do nạn săn bắn trộm. Năm 2011 là năm mà tỷ lệ săn bắn đạt mức độ cao nhất trên toàn bộ lục địa này từ trước tới nay. Đầu năm nay, hàng trăm cá thể Voi đã bị giết chỉ trong một vụ tại một Vườn quốc gia của Ca-ma-run. Báo cáo chỉ ra rằng: “Với tình trạng leo thang của việc săn bắn bất hợp pháp Voi tại châu Phi và sự tham gia ngày càng tăng của các nhóm tội phạm có tổ chức, tình hình đang trở nên vô cùng nguy cấp.”

 

Tội phạm liên quan đến động thực vật hoang dã không chỉ là mối đe doạ đối với các loài, mà còn là mối nguy hiểm đối với con người, sự toàn vẹn lãnh thổ, sự ổn định và hiệu lực của luật pháp. Cần phải có sự hợp tác khu vực tại Trung Phi nhằm ngăn chặn tình trạng buôn bán ngà voi và vũ khí bất hợp pháp lan tràn qua biên giới. WWF kêu gọi chính phủ các quốc gia Trung Phi cùng ký vào bản kế hoạch khu vực về thực thi Pháp luật về Động Thực vật Hoang dã, đặt việc thực thi kế hoạch này thành ưu tiên hàng đầu, phân bổ nguồn lực, đồng thời đẩy mạnh tính nghiêm minh trong các vụ khởi tố các hành vi săn bắn hoặc buôn bán bất hợp pháp.

 

Bà Wendy Elliot, Quản lý Chương trình Loài Toàn cầu của WWF cho biết: “Mặc dù hầu hết các nước tại Trung Phi nhận thẻ màu vàng hoặc màu đỏ cho công tác bảo tồn Voi, nhưng đang có những tín hiệu đáng khích lệ ở đây. Tháng trước, Ga-bon đã thiêu huỷ toàn bộ số ngà voi trong kho nhằm đảm bảo không một chiếc ngà voi nào lọt vào đường dây buôn bán bất hợp pháp. Tổng thống Ali Bongo đã cam kết sẽ tăng cường bảo vệ tại các vườn quốc gia đồng thời đảm bảo rằng bất cứ ai vi phạm Luật Bảo vệ Động Thực vật Hoang dã sẽ bị truy tố và bỏ tù.” Hầu hết số ngà voi của Ga-bon không thể xác định được nguồn gốc có hợp pháp hay không.

 

Những điểm sáng khác trong báo cáo là Nê-pan và Ấn Độ, hai quốc gia nhận được thẻ xanh cho cả 3 loài trên. Năm 2011, Nê-pan đã có một năm đáng tự hào khi quốc gia này không để một trường hợp sắn bắn trộm nào xảy ra. Kết quả này phần lớn nhờ vào những nỗ lực đáng kể nhằm xóa bỏ nạn săn bắn trộm và cải thiện việc thực thi pháp luật.

 

Báo cáo của WWF được phát hành khi các thành viên của Công ước về Buôn bán các loài Động Thực vật Hoang dã Nguy cấp (CITES) tổ chức cuộc họp thường niên của Uỷ ban Điều hành . WWF sẽ phát động một chiến dịch toàn cầu chống lại nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp, một vấn nạn đang đe dọa tương lai của các loài Voi, Tê giác và Hổ. Thông tin có thể được tìm thấy tại panda.org/wildlifecrime.

TMT
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cần nỗ lực bảo vệ các loài bị đe doạ khỏi nạn buôn bán bất hợp pháp

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI