»

Thứ sáu, 22/11/2024, 01:19:22 AM (GMT+7)

Cà Mau: Quản lý rừng gắn với bảo tồn động vật hoang dã quí hiếm

(09:45:28 AM 29/11/2015)
(Tin Môi Trường) - Thời gian gần đây, nhiều loài động vật hoang dã quí hiếm được phát hiện ở rừng U Minh Hạ (tỉnh Cà Mau), trong đó có một số loài rất hiếm như heo rừng, mễn, cà khu, nai… vốn rất ít xuất hiện trong rừng U Minh Hạ thời gian trước đây. Nơi có heo rừng, nai xuất hiện nhiều nhất là ở rừng quốc gia Dồ Vơi U Minh Hạ, vì đây là khu rừng nguyên sinh rộng lớn với diện tích trên 8.000 ha được bảo vệ nghiêm nhặt.

Theo nhân viên kiểm lâm, trong khi đi kiểm tra rừng vào ban đêm, họ đã tận mắt nhìn thấy từng đoàn heo rừng tìm thức ăn ngay trên đường. Đây là tín hiệu vui, cho thấy công tác quản lý rừng gắn với bảo tồn động vật hoang dã quí hiếm ở Cà Mau có bước chuyển biến tích cực.

 

Thời[-]gian[-]gần[-]đây,[-]nhiều[-]loài[-]động[-]vật[-]hoang[-]dã[-]quí[-]hiếm[-]được[-]phát[-]hiện[-]ở[-]rừng[-]U[-]Minh[-]Hạ[-](tỉnh[-]Cà[-]Mau

Thời gian gần đây, nhiều loài động vật hoang dã quí hiếm được phát hiện ở rừng U Minh Hạ (tỉnh Cà Mau)


Để có thêm nhiều loài động vật hoang dã quí hiếm tồn tại và phát triển trong rừng tràm, tỉnh Cà Mau đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ. Ông Nguyễn Văn Của, nguyên Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau cho biết, từ năm 2000 ngành lâm nghiệp đã có kế hoạch bảo tồn động vật hoang dã quí hiếm. Do lâm phần rừng U Minh Hạ quá rộng nên tập trung ưu tiên bảo tồn vườn quốc gia; phương án bảo tồn được thực hiện chia thành 3 khâu là tạo môi trường cho động vật hoang dã cư trú, sinh đẻ, thả động vật hoang dã về rừng và công tác quản lý bảo vệ. Nhờ quản lý tốt, rừng quốc gia Vồ Dơi U Minh Hạ tỉnh Cà Mau đã trở thành môi trường lý tưởng cho nhiều loại động vật hoang dã cư trú, phát triển.

Từ năm 2005, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ra Chỉ thị nghiêm cấm các hình thức như săn bắt, vận chuyển, mua bán động vật hoang dã quí hiếm, đồng thời tăng cường kiểm tra xử lý vi phạm. Hàng năm, Chi cục Kiểm lâm phối hợp với chính quyền cơ sở thả hàng tấn động vật hoang dã quí hiếm về rừng. Với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, ý thức bảo vệ động vật hoang dã của người dân không ngừng được nâng cao. Nếu như trước đây, tình trạng săn bắt, ăn thịt động vật hoang dã, tình trạng các nhà hàng, quán nhậu bày bán công khai động vật hoang dã, thì nay hầu như không còn. Ông Huỳnh Biên Cương, một chủ cơ sở chuyên cung cấp động vật hoang dã quí hiếm cho nhà hàng ở thành phố Cà Mau cho biết, mua bán động vật hoang dã lãi lớn nhưng ông quyết định bỏ nghề vì bản thân ông ý thức được làm như vậy là tiếp tay tiêu diệt động vật hoang dã quí hiếm.

Trần Thành Nên
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cà Mau: Quản lý rừng gắn với bảo tồn động vật hoang dã quí hiếm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI