Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
“Binh đoàn chuột chết” nhảy dù xuống đảo Guam
(20:11:04 PM 05/12/2013)Binh đoàn chuột chết được thả dù từ trực thăng xuống đảo Guam - Nguồn: news.discovery.com
Theo kênh truyền hình NBC News, mỗi con chuột được cho đeo một chiếc dù tí hon làm bằng giấy bìa cứng và giấy lụa thả từ những chiếc trực thăng bay thấp xuống xung quanh căn cứ không quân Mỹ. Mục tiêu của “binh đoàn chuột chết” trong hoạt động mà Yahoo News gọi là “Chiến dịch thả dù chuột chết” (Operation Dead-Mouse Drop) là tiêu diệt lũ rắn hoang bao năm nay là nỗi ám ảnh kinh hoàng cho các cư dân đảo Guam.
Loài rắn cây nâu (tên khoa học Boiga irregularis) xuất hiện trên đảo Guam hồi thập niên 1940, có lẽ theo những con tàu chở hàng hay tàu quân sự Mỹ về từ Nam Thái Bình Dương sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Chúng sinh sôi nảy nở nhanh và hiện nay có khoảng 2 triệu con.
Loài rắn có răng nanh sống trên cây này thường dài 1m, có khi dài tới 3m, có món khoái khẩu là những loài chim bản địa của đảo Guam. Chúng ăn cả các loài thằn lằn, dơi, những loài gặm nhấm... Không chỉ tận diệt các động vật hoang dã bản địa, rắn cây nâu còn cắn người (may là nọc rắn này không đủ gây chết người) và phá hoại những công trình hạ tầng như đường cáp điện thoại, cáp điện... Bộ Nội vụ Mỹ năm 2005 từng ước tính mỗi năm loài rắn cây nâu ở đảo Guam gây ra bình quân 80 vụ mất điện do cáp bị cắn phá, làm thiệt hại khoảng 4 triệu USD chi phí sửa chữa và tổn thất trong sản xuất.
Một con rắng cây nâu (Brown Tree Snake) ở đảo Guam đang nằm trong tay Tony Salas, chuyên gia về cuộc sống hoang dã của Bộ Nông nghiệp Mỹ, ngày 5-2-2013 - Ảnh: AP
Sau nhiều nỗ lực dùng chó và lưới bẫy không có kết quả, từ đầu năm 2013 tới nay nhà chức trách Mỹ quyết định thực hiện một chương trình xóa sổ rắn cây nâu tốn kém tới 8 triệu USD. Đợt thả dù chuột chết hồi đầu tháng 12 là đòn "lấy độc trị độc", dùng chính món chuột khoái khẩu của rắn cây nâu để tiêu diệt chúng.
Các nhà khoa học phát hiện rằng tuy không bị loài động vật nào khác ăn thịt, loài rắn này có một cái gót chân Achilles là thuốc giảm đau của loài người, như Tylenol. Mỗi “lính dù chuột” được tẩm 80mg thuốc giảm đau acetaminophen - lượng vừa đủ giết một con rắn mà không làm chết những loài vật khác lỡ ăn phải những con chuột này.
Một số con chuột còn được gắn thêm máy phát tín hiệu để giúp nhà chức trách theo dõi tình hình. Sở dĩ phải dùng dù giấy là để “lính chuột” vướng trên những cành cây - nơi loài rắn này sống và săn mồi, hạn chế rơi xuống đất làm mồi cho các loài khác.
Chiến dịch thả dù chuột này còn mang tính quân sự vì có cả Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ tham gia. Để trấn an dư luận, nhất là với những người “yêu” chuột, nhà chức trách phân bua rằng những con chuột được dùng trong chiến dịch này đều đã bị chết trước khi được “tuyển quân”.
Ở cách đảo Guam hơn 3.000 dặm, giới hữu trách trên đảo Hawaii bấy lâu nay luôn hồi hộp sợ lâm vào tình cảnh như đảo bạn. Một cuộc nghiên cứu do Trung tâm Nghiên cứu cuộc sống hoang dã quốc gia (NWRC) thực hiện năm 2010 ước tính loài rắn cây nâu sẽ gây thiệt hại kinh tế mỗi năm từ 593 triệu tới 2,14 tỉ USD nếu như chúng tràn ngập Hawaii giống như đảo Guam. Trước hết là khách du lịch - nguồn lợi chính của Hawaii - sẽ bỏ chạy mất dép khỏi thiên đường hạ giới này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.