»

Thứ bảy, 18/01/2025, 10:49:51 AM (GMT+7)

Bảo tồn loài rùa biển quý hiếm tại Vườn Quốc gia Núi Chúa, Ninh Thuận

(12:47:52 PM 13/01/2019)
(Tin Môi Trường) - Phòng Bảo tồn biển, Vườn Quốc gia Núi Chúa (Ninh Thuận) cho biết, từ năm 2018 đến nay, tại Vườn đã có 37 lượt rùa biển lên bãi đẻ trứng, trong đó có 15 tổ thành công với 1.324 trứng, số rùa con nở thả về biển 969 con, tăng hơn 3 tổ và 215 con so với năm 2017.

Đơn vị cũng tiếp nhận và cứu hộ thành công 4 cá thể rùa biển trưởng thành, trong đó có một cá thể Đồi mồi, 3 cá thể Rùa xanh thả về môi trường biển tự nhiên.

 

Bảo[-]tồn[-]loài[-]rùa[-]biển[-]quý[-]hiếm[-]tại[-]Vườn[-]Quốc[-]gia[-]Núi[-]Chúa,[-]Ninh[-]Thuận
Ảnh: TL
 
Ông Nguyễn Sĩ Hùng, Trưởng Phòng Bảo tồn biển cho biết, Vườn Quốc gia Núi Chúa là một trong số ít khu vực hiếm hoi trên đất liền ở Việt Nam có rùa biển lên đẻ trứng. Theo ghi nhận, các khu vực biển Bãi Thịt, Bãi Hõm, Bãi Ngang thuộc Vườn Quốc gia Núi Chúa có 3 loài rùa biển đến sinh sản gồm Rùa xanh, Đồi mồi, Quản đồng.
 
Những khu vực xuất hiện rùa biển lên bãi cát đào tổ đẻ trứng được bảo vệ nghiêm ngặt. Trong khoảng thời gian rùa lên bãi đẻ trứng, các nhân viên của Vườn Quốc gia Núi Chúa thường xuyên tuần tra, theo dõi, ghi nhận các thông tin về rùa biển lên bãi đẻ trứng, di dời các tổ trứng có nguy cơ ngập nước do thủy triều, bảo vệ trứng và rùa con không cho các loài thiên địch phá hoại và con người săn trộm, cứu hộ và thả rùa con về biển.
 
Để bảo tồn loài rùa biển quý hiếm, trong năm 2019, Vườn Quốc gia Núi Chúa tiếp tục đẩy mạnh triển khai các giải pháp cứu hộ, chữa trị đảm bảo đủ điều kiện để rùa con tự sinh sống được trước khi thả ra môi trường tự nhiên; tuyên truyền trong cộng đồng địa phương, ngư dân nếu gặp rùa lên bãi đẻ hoặc đi biển thấy rùa bị nạn lập tức báo ngay cho lực lượng cứu hộ; thành lập các tổ tình nguyện viên là người dân địa phương cùng tham gia bảo vệ rùa biển trong khu vực.
 
Theo thống kê, trong những năm gần đây, tần suất và số lượng rùa biển lên các bãi cát đào tổ để đẻ trứng ngày càng ít đi. Những nguyên nhân khiến rùa biển ít xuất hiện và ít lên tìm bãi đẻ trứng là: Tình trạng biến đổi khí hậu, nắng hạn ở Ninh Thuận kéo dài khiến lớp cát không đủ độ ẩm thích hợp để làm tổ đẻ trứng nên rùa quay trở lại biển. Các hoạt động khai thác tận diệt như đánh mìn, sử dụng hóa chất độc hại, khai thác san hô làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của rùa biển... Tình trạng rùa bị chết do vô tình mắc vào lưới đánh cá của ngư dân khiến rùa không thể ngoi lên mặt nước để thở và dần chết ngạt, ô nhiễm môi trường nước và nguồn thức ăn bị thu hẹp cũng là một trong những nguyên nhân khiến số lượng cá thể rùa biển bị suy giảm.
 
Trước tình trạng trên, UBND tỉnh Ninh Thuận đã có văn bản yêu cầu các sở, ngành chức năng, đơn vị liên quan tích cực phối hợp với Vườn Quốc gia Núi Chúa tăng cường công tác bảo vệ loài rùa biển; kiểm tra, giám sát chặt chẽ để kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm như vận chuyển, nuôi nhốt, chế biến, tiêu thụ rùa biển, trứng và các bộ phận của rùa biển.
Nguyễn Thành
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bảo tồn loài rùa biển quý hiếm tại Vườn Quốc gia Núi Chúa, Ninh Thuận

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI