»

Thứ bảy, 18/01/2025, 07:44:17 AM (GMT+7)

Australia dùng trực thăng bắn tỉa 10.000 lạc đà uống quá nhiều nước

(20:30:34 PM 08/01/2020)
(Tin Môi Trường) - Lính bắn tỉa đã đáp trực thăng ở Australia hôm 8/1 để bắt đầu tiêu diệt số lượng lạc đà khổng lồ.

Hội đồng một địa phương ở Australia đã quyết định tiêu diệt 10.000 con lạc đà vì chúng đi đến các cộng động dân cư để tìm nước do hạn hán. Lính bắn tỉa trên trực thăng tiến hành hạ sát những con lạc đà bất hạnh này. Nguyên nhân là hạn hán khiến đàn thú hoang tìm đến khu vực dân cư để tìm nước, đe dọa tính mạng của người dân.

 
Động thái này được đưa ra trong bối cảnh Australia trải qua đợt nắng nóng kỷ lục.
 
Các quan chức địa phương bang Nam Australia cho biết những đàn lạc đà khổng lồ đã xâm phạm cộng đồng dân cư, phá hoại các cơ sở hạ tầng và đe dọa tính mạng của người đi đường, theo AFP.
 
Lạc đà tiến vào bản làng sau khi Australia trải qua một năm nóng nhất và khô nhất trong lịch sử. Hạn hán nghiêm trọng đã khiến một số thị trấn cạn nước và thổi bùng những đám cháy rừng tàn khốc tàn phá phía đông nam nước này.
 
Chiến dịch tiêu diệt lạc đà 5 ngày sẽ bắt đầu tại khu vực thổ dân xa xôi Anangu Pitjantjatjara Yankunytjatjara (APY) Lands ở tây bắc bang Nam Australia. Nơi đây là nhà của khoảng 2.300 người bản địa.
 
Australia[-]dùng[-]trực[-]thăng[-]bắn[-]tỉa[-]10.000[-]lạc[-]đà[-]uống[-]quá[-]nhiều[-]nước
Australia bắt đầu chiến dịch tiêu diệt lạc đà ở Anangu Pitjantjatjara Yankunytjatjara (APY) Lands, tây bắc bang Nam Australia. Ảnh: AFP.
 
“Đàn lạc đà đang gây áp lực cho các cộng đồng thổ dân xa xôi ở APY Lands vì hoạt động du mục tìm kiếm nước của chúng”, hội đồng lãnh đạo APY Lands cho biết.
 
Bộ Môi trường của Nam Australia, cơ quan đang hỗ trợ các trực thăng, cho biết hạn hán đã gây ra vấn đề nghiêm trọng khiến lạc đà chết vì khát hoặc dẫm đạp lên nhau khi đi tìm nguồn nước. “Trong một số trường hợp, xác động vật chết làm ô nhiễm nguồn nước”, bộ này cho biết thêm.
 
Lạc đà lần đầu tiên được đưa đến Australia vào những năm 1840 với 20.000 con nhập khẩu từ Ấn Độ trong 6 thập kỷ sau đó.
 
Australia hiện là nơi có số lượng lạc đà hoang dã nhiều nhất thế giới với khoảng hơn 1 triệu con. Lạc đà được coi là loài gây hại vì làm bẩn nguồn nước và tàn phá hệ thực vật bản địa để tìm thức ăn.
 
Các cư dân APY Lands trong nhiều năm đã thu thập và bán hết lạc đà hoang nhưng gần đây chúng đã tăng lên đến không thể kiểm soát vì khô hạn.
 
Kết quả là, 10.000 con lạc đà sẽ bị bắn chết, căn cứ theo các tiêu chuẩn cao nhất về phúc lợi động vật. Đài ABC cho biết xác của chúng sau đó sẽ được hỏa táng.
Zing- Ảnh: AFP.
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Australia dùng trực thăng bắn tỉa 10.000 lạc đà uống quá nhiều nước

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI