»

Thứ bảy, 18/01/2025, 10:08:02 AM (GMT+7)

An Giang: Sẽ bí mật thả cặp rắn "khủng" về thiên nhiên

(00:16:13 AM 26/05/2019)
(Tin Môi Trường) - Các chuyên gia đang tiến hành khám sức khỏe cho cặp rắn hổ mây 'khủng' trước khi thả về với môi trường tự nhiên.

An[-]Giang:[-]Sẽ[-]bí[-]mật[-]thả[-]cặp[-]rắn[-]‘khủng’[-]về[-]thiên[-]nhiên

Người dân đến xem cặp rắn hổ mây khủng - Ảnh: Tô Văn

 
Ngày 24.5, lãnh đạo UBND tỉnh An Giang cho biết, hiện các chuyên gia thuộc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã đang khẩn trương tiến hành công tác “khám sức khỏe” cho cặp rắn hổ mây "khủng" được nuôi nhốt tại khu du lịch đồi Tức Dụp rồi sẽ đưa ra thời gian và địa điểm cụ thể để thả cặp rắn này.
 
Qua khảo sát các khu vực thuộc vùng Bảy Núi (bao gồm H.Tri Tôn và Tịnh Biên của tỉnh An Giang), các chuyên gia đề xuất thêm địa điểm khác để UBND tỉnh An Giang chọn lựa cho phù hợp để thả cặp rắn hổ mây. Địa điểm mới được đề xuất là khu vực rừng rậm với nhiều hang động tự nhiên nằm bên vách núi Cô Tô thuộc xã Núi Tô, H.Tri Tôn.
 
“Về thời gian và địa điểm thả cụ thể như thế nào thì xin được “bí mật” để đảm bảo cặp rắn không bị săn bắt trái phép”, lãnh đạo UBND tỉnh thông tin.
 
Trước đó, vào ngày 20.5, Bộ NN&PTNT có văn bản gửi UBND tỉnh An Giang về việc thống nhất với phương án chọn nơi cặp rắn hổ mây này từng sinh sống để thả về, nhưng phải đảm bảo không gây nguy hiểm cho con người. Do đó, hiện UBND tỉnh An Giang đã liên hệ với các chuyên gia thuộc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã đến khảo sát xem khu vực nào thích hợp nhất trên đỉnh núi Cấm để tiến hành thả cặp rắn hổ mây.
 
Vào tuần trước, đã có thông tin về cặp rắn khủng được 1 doanh nghiệp đang nuôi nhốt tại khu du lịch đồi Tức Dụp. Bước đầu, doanh nghiệp này cho biết 2 con rắn hổ mây này được nhóm công nhân bắt trong quá trình thi công hệ thống điện mặt trời dưới chân núi Cấm rồi đem về đây nuôi nhốt để phục vụ du lịch.
 
Tại thời điểm kiểm tra, phía doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ các bước theo quy định về nuôi nhốt động vật hoang dã mà lại trưng bày để thu hút khách du lịch đến xem.
 
Một lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang khẳng định đối với loại rắn này thì ngành kiểm lâm cũng không được cấp phép cho cá nhân nào nuôi nhốt. Do đó, nếu doanh nghiệp không tự nguyện giao nộp 2 con rắn thì sẽ đề nghị UBND tỉnh ra quyết định tịch thu để giao cho trại rắn Đồng Tâm (Tiền Giang) vì nơi đây mới có đủ điều kiện nuôi nhốt, bảo tồn theo quy định.
 
Cặp rắn hổ mây này hiện bị lờ đờ do nhốt lâu, trong khi tháng 5 được cho là mùa vận động của loài rắn này. Đặc trưng của loài rắn này là có khung giờ ăn, khung giờ vận động riêng trong ngày. Khung giờ hoạt động của rắn hổ mây là tầm 11 - 14 giờ hằng ngày, và trong năm cũng có mùa hoạt động riêng, mùa nghỉ riêng.
Tô Văn (báo MTG)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: An Giang: Sẽ bí mật thả cặp rắn "khủng" về thiên nhiên

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI